Chứng chỉ và chứng nhận

Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-55
Chứng chỉ và chứng nhận

1. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ (Diploma) là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

2. Chứng nhận là gì?

Chứng nhận (Certificate) có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.

3. Sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận

Ta có thể sơ sánh sự khác biệt giữa chứng chỉ và chứng nhận dựa trên các tiêu chí: Khái niệm; thời gian cấp; các lĩnh vực liên quan; phạm vi áp dụng. Cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh Chứng chỉ (Diploma) Chứng nhận (Certificate)
Định nghĩa Chứng chỉ (Diploma) là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Chứng nhận (Certificate) có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.
Thời gian cấp Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm. Để nhận được chứng chỉ, người học phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Một khóa học cấp chứng nhận thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn chứng chỉ, thường là trong vài tháng. ​
Lĩnh vực liên quan – Liên quan đến giáo dục.– Ví dụ: Khóa học cấp chứng chỉ sư phạm, tin học, tiếng anh,… – Có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến giáo dục.– Ví dụ: Khóa học lái xe, học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,…
Phạm vi áp dụng – Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục– Thường được trao cho những sinh viên/học sinh đã hoàn tất việc học ở trường cấp 3 và các chương trình học sau đó – Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giáo dục,…– Có thể được trao cho bất kì ai đã thành thạo kỹ năng trong đời sống/ khóa đào tạo, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục

4. Câu hỏi thường gặp

Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng?

Các tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

– Khảo sát xây dựng;

+ Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

+ Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại;

Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

+ Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực?

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;

– Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;

– Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;

Thẩm quyền cấp chứng chỉ?

– Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Chứng chỉ và chứng nhận mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo