Chứng chỉ tiền gửi là gì? Những điều cần biết

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó.

Download (8)

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Những điều cần biết

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó.
Loại hình chứng chỉ này xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1961 và được lưu hành rộng rãi hơn ở Anh. Khi đó, chứng chỉ tiền gửi được xem là một loại trái phiếu và người sở hữu có thể chuyển nhượng, tặng cho người khác.
Khi bạn sở hữu chứng chỉ tiền gửi này, bạn vẫn sẽ được hưởng các lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng, nên bạn có thể an tâm hơn về độ an toàn và minh bạch.
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi được các ngân hàng phát hành để huy động vốn (Nguồn: Internet)

2. Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Để bạn dễ dàng nhận biết cũng như kiểm tra lại thông tin, chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
  • Tên ngân hàng phát hành;
  • Tên gọi của loại giấy tờ (chứng chỉ tiền gửi);
  • Mệnh giá, thời gian hiệu lực, ngày phát hành, ngày đáo hạn;
  • % lãi suất, phương thức trả lãi, thời gian trả lãi, nơi thanh toán gốc và lãi;
  • Thể hiện rõ chứng chỉ tiền gửi ghi danh hoặc vô danh;
  • Tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức) phải được ghi rõ;
  • Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu người mua là cá nhân);
  • Ký hiệu, số sê-ri phát hành chứng chỉ tiền gửi;
  • Phiếu trả lãi đi kèm phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê-ri, mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận lãi;
  • Chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng theo pháp luật, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
  • Các nội dung khác có liên quan hoặc bổ sung thông tin cho chứng chỉ tiền gửi.
  • Các thiết kế và in ấn của chứng chỉ tiền gửi phải đảm bảo khả năng chống làm giả.

3. Các loại chứng chỉ tiền gửi

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.

4. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Ưu điểm Nhược điểm
– Là sản phẩm đầu tư không rủi ro, được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn.
– Tương tự gửi tiết kiệm, gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ.
– Trong cùng một kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn tiết kiệm.
– Dễ dàng chuyển nhượng hoặc bán, cho tặng cho nhiều mục đích khác nhau.
– Không được tất toán trước hạn.
– Tính thanh khoản thấp.
– Lãi suất dài hạn chưa cao.
Như vậy, mặc dù là lãi suất của loại chúng chỉ này cao hơn gửi tiết kiệm nhưng tính thanh khoản lại không cao. Vì thế trước khi mua, bạn nên cân nhắc trước các rủi ro tài chính đột xuất để không phải khó khăn khi không lấy được tiền mặt.

5. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Đặc điểm Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
Lãi suất Lãi cao và ổn định hơn, tùy vào dài hạn hay trung hạn. Mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau, tùy kỳ hạn.
Kỳ hạn Kỳ hạn dài, tùy theo đợt và ngân hàng. Các kỳ hạn ngắn từ 1, 2, 3, trung hạn từ 6, 9 tháng và dài hạn gồm 12, 24, 36 tháng,…
Tính thanh khoản Không được rút/ tất toán trước hạn, hoặc nếu có phải qua nửa kỳ hạn (tùy quy định ngân hàng). – Có thể rút tiền dễ dàng khi đến hạn.
– Có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn thường thấp 0,1-0,2%/năm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo