Chứng chỉ là gì? (Cập nhật 2024)

Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục hoặc cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Vậy, chứng chỉ là gì cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.

Chung-chi-la-gi-Cap-nhat-2022

Chứng chỉ là gì? (Cập nhật 2023)

1. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ là gì và đặc điểm của chứng chỉ là gì được quy định như sau:

Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục hoặc cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

+ Thời gian cấp: Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm.

+ Phạm vi áp dụng: Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục

+ Lĩnh vực liên quan: Liên quan đến giáo dục.

Như vậy, chứng chỉ là gì đã được nêu rõ và một số vấn đề pháp lý như sau.

2. Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Căn cứ Điều 62 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:

+ Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

+ Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

+ Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng theo quy định tại điều này.

+ Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

+ Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Như vậy, chứng chỉ là gì và chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì được quy định cụ thể như trên.

3. Xử lý vi phạm khi sử dụng chứng chỉ giả là gì?

3.1. Xử phạt hành chính về sử dụng chứng chỉ giả là gì?

Căn cứ Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về làm giả chứng chỉ là gì cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà có mức xử phạt hành chính cụ thể về làm giả chứng chỉ là gì.

3.2. Xử phạt hình sự về sử dụng chứng chỉ giả là gì?

Căn cứ theo khoản 1, điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về làm giả chứng chỉ là gì cụ thể như sau:

+ Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, tùy theo hành vi vi phạm và mức độ vi phạm về làm giả chứng chỉ là gì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 Số: 100/2015/QH13
  • Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
  • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về chứng chỉ là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về chứng chỉ là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (592 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo