Quy định về chứng chỉ hành nghề giám sát điện là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Chứng chỉ hành nghề giám sát điện là gì?
Chứng chỉ hành nghề giám sát điện được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu được cấp chứng chỉ giám sát điện, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát điện .Các cá nhân là công nhân viên chức đang làm công việc quản lý hành chính nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện – tư vấn giám sát cơ điện ME
Cá nhân phải có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa hoặc có liên quan đến hệ thống kỹ thuật công trình: Như điện – cơ điện công trình, thông gió – cấp thoát nhiệt, phòng cháy chữa cháy công trình xây dựng.
Nội dung được phép hành nghề hoạt động lĩnh vực cơ điện phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện giám sát, thi công công trình cơ điện.
2.1 Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Cơ Điện Hạng 1
- Yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên. Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc liên quan đến trực tiếp giám sát cơ điện, ME từ 7 năm kinh nghiệm.
- Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Có chứng chỉ hành nghề còn hạn hoặc hết hạn do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
2.2 Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Cơ Điện Hạng 2, Hạng 3
Hạng 2:
- Có trình độ đại học trở lên. Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc liên quan đến trực tiếp giám sát cơ điện, ME từ 4 năm kinh nghiệm.
- Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại;
Hạng 3:
- Có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên. Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc liên quan đến trực tiếp giám sát cơ điện, ME từ 4 năm kinh nghiệm.
- Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp III hoặc 2 công trình cấp IV cùng loại.
3. Phạm vi hoạt động được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện
- Hạng 1: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cơ điện được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng 2: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình cơ điện từ cấp II trở xuống, tham gia một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ;
- Hạng 3: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình cơ điện từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ.
4. Thi sát hạch cấp chứng chỉ giám sát cơ điện – Tư vấn giám sát cơ điện
Nội dung sát hạch gồm 2 phần liên quan đến nội dung hành nghề:
- Phần về kiến thức chuyên môn.
- Phần về kiến thức pháp luật.
5. Nội dung thi sát hạch cấp chứng chỉ giám sát cơ điện – thi công cơ điện, thi công ME
Đề sát hạch gồm 15 câu hỏi về kiến thức chuyên môn và 10 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ được lấy ngẫu nhiên từ bộ câu hỏi trắc nghiệm do Bộ xây dựng ban hành và công bố trên trang thông tin điện tử.
- Thời gian sát hạch tối đa là 30 phút.
- Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm; trong đó, điểm tối đa phần kiến thức chuyên môn là 60 điểm, điểm tối đa phần kiến thức pháp luật là 40 điểm.
- Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên mới đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.
- Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì kết quả sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt từ 32 điểm trở lên.
***Lưu ý: Bộ Xây dựng quy định chi tiết về Hội đồng sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; hình thức, thời gian, nội dung sát hạch cấp và cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
6. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ giám sát cơ điện – Tư vấn giám sát điện công trình
Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện bao gồm các giấy tờ sau:
- Tệp tin scan bản gốc bằng đại học có kinh nghiệm 7 năm trở lên đối với Hạng I, 4 năm đối với Hạng II và 2 năm đối với Hạng III.
- Tệp tin scan bản gốc chứng minh thư, hộ chiếu.
- Tệp tin scan bản gốc chứng chỉ hành nghề xây dựng cũ, hết hạn…
- Tệp tin scan ảnh 04×06 nền trắng.
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại TT số 17/2016/BXD.
- Bản kê khai kinh nghiệm + Quyết định bổ nhiệm công việc.
7. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng 1, Sở Xây Dựng tại các địa phương, hội nghề nghiệp cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng 2 và hạng 3. Tất cả các chứng chỉ hành nghề có giá trị hoạt động 5 năm trên toàn quốc tính từ ngày cấp
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi chứng chỉ hành nghề giám sát điện mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ: Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận