Chứng chỉ hành nghề không phải là loại “giấy chứng nhận” về chuyên môn của người hành nghề bởi lẽ chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo tại các cơ sở quốc gia (các trường đại học, trung cấp, cao đẳng…) và những người hành nghề lâu năm, không vi phạm pháp luật. Chứng chỉ hành nghề Dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn theo quy định để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng (hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc). Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện cấp giấy chứng chỉ hành nghề dược trung cấp
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
Chứng chỉ hành nghề là một loại giấy phép con được cấp cho cá nhân khi cá nhân đó tốt nghiệp lớp học bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nhất định nào đó (tư vấn giám sát, kế toán, kiểm toán…).
Chứng chỉ hành nghề là công cụ để người hành nghề thường xuyên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, các thông tin về tiến bộ khoa học – kĩ thuật, các quy định về pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề của mình.
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn từ 1-3 năm tùy thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề hàng năm cần tham gia các lớp học bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Trường hợp người hành nghề vi phạm quy định có thể bị thu hồi chứng chỉ hoặc không được tiếp tục hành nghề.
Dược sĩ là một ngành nghề trong hệ thống y tế thực hiện công tác chuyên môn về Dược. Họ không chỉ bán thuốc, mà còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình quản lý bệnh tật và theo dõi việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Ngoài ra, Dược sĩ còn có nhiệm vụ giải thích đơn thuốc của bác sĩ, tư vấn sử dụng thuốc và thực hiện nghiên cứu, bào chế các loại thuốc.
Chứng chỉ hành nghề Dược (Certificate of pharmacy practice) được xem là giấy thông hành của người học Dược, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược thì đều cần phải có chứng chỉ hành nghề. Bởi đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người do đó khi có chứng chỉ hành nghề các Dược sĩ sẽ đủ tư cách làm việc và theo đuổi trọn đời với nghề Dược.
Chứng chỉ lĩnh vực dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và đáp ứng đủ các điều kiện theo theo quy định của pháp luật thực hiện các công việc nhất định, gồm:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(1) Để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, thì cá nhân cần phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016, cụ thể như sau:
Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ);
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017.
(2) Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
- Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ lĩnh vực dược do không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ (Xem chi tiết tại Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017);
- Đối với người có Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017 thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(3) Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
(4) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề Dược được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược gửi hồ sơ vềSở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Sở Y tế trả cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phục lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
a) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơhồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại điểm b Bước 2;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung Sở Y tế thực hiện theo quy định tại điểm a Bước 2.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Sở Y tế công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:
a) Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Số Chứng chỉ hành nghề dược;c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.b
Nội dung bài viết:
Bình luận