Quy định về chứng chỉ an toàn điện

Chứng chỉ an toàn điện trong lao động thực sự rất cần thiết cho người làm trong ngành điện. Vậy quy định về chứng chỉ an toàn điện là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-147
Chứng chỉ an toàn điện

1. Mục đích của việc đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn điện

Người lao động thường xuyên làm việc với nguồn điện, tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cần được huấn luyện an toàn điện. Sau huấn luyện sẽ được cấp chứng chỉ an toàn điện. Việc huấn luyện không chỉ giúp nâng cao nhận thức về an toàn cho người lao động mà còn phòng ngừa được nhiều tai nạn không đáng có.

Đối với những doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc trong điều kiện yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động nói chung và an toàn điện nói riêng đều bắt buộc có chứng chỉ an toàn điện. Bên cạnh đó, việc cấp chứng chỉ an toàn điện còn tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Đối tượng tham gia học chứng chỉ an toàn điện

Theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm theo nghị định 44/2016/NĐ-CP thông tư 13/2016/TT-BLĐ ngày 16/6/2016 quy định các danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn trong ngành điện của đơn vị, tổ chức;
  • Người lao động làm công việc làm việc trực tiếp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các thiết bị điện – kỹ thuật điện.

3. Nội dung chương trình đào tạo cấp chứng chỉ an toàn điện

Chương trình đào tạo cấp Chứng chỉ an toàn điện bao gồm các nội dung sau:

  • Giới thiệu hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động và quy định liên quan đến ngành điện.
  • Giới thiệu các khái niệm cơ bản về điện bao gồm: Nguyên lý vận hành của mạch điện, dòng điện, mạch điện, điện trở, vật dẫn, nối đất, cách điện.
  • Các tai nạn có liên quan đến điện: Giúp cho người học nắm được hiện tượng, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện chủ yếu: điện giật, bỏng do điện giật, ngã do điện giật, cháy nổ do điện.
  • Các nguy cơ gây ra điện giật: Giúp người học nắm được các nguy cơ gây ra điện giật trong quá trình sản xuất: Vật dẫn để trần, ổ cắm và phích cắm, dây dẫn điện không đảm bảo, không có nối đất hoặc nối đất không tốt, mạch điện bị quá tải.
  • Các biện pháp phòng tránh điện giật: Giúp người học nắm được các nguyên lý, phương pháp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn chủ yếu để phòng tránh điện giật: Sử dụng cầu chì, CB, ELCB đúng công suất, nối đất vỏ thiết bị, luôn kiểm tra dây nối, phích cắm của thiết bị cầm tay trước khi sử dụng, Che chắn, cách ly các vật dẫn để trần, luôn cắt điện hoàn toàn trước khi sửa chữa điện.
  • Cách nhận biết tình trạng thiết bị điện không đảm bảo an toàn: Giúp người học nắm được các dấu hiệu và biểu hiện mất an toàn về điện: CB hay ELCB bị ngắt, thiết bị, dây nối hay ổ cắm bị nóng, cách điện bị hư hỏng.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi chứng chỉ an toàn điện mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ: Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo