Tôn giáo nói chung và việc tự do về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với nước ta. Với sự ra đời của Luật Tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật đã có quy định cụ thể hơn về tôn giáo cũng như những vấn đề liên quan. Trong đó, khái niệm chức sắc là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.
1. Chức sắc là gì
Hiện nay, khái niệm chức sắc là gì đã được quy định cụ thể tại Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016. Trong đó, theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, khái niệm chức sắc là gì đã được hiểu là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
2. Quy định pháp luật về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử và suy cử chức sắc
Theo quy định pháp luật, việc phong thẩm, bổ nhiệm, bầu cử và suy cử chức sắc sẽ được quy định như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.
- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016
3. Thông báo người được phong thẩm hoặc bổ nhiệm chức sắc
Theo quy định tại Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Tổ chức tôn giáo sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về những người được phong phẩm hoặc suy cử làm các chức vụ sau:
- Hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Mục sư của các tổ chức Tin lành;
- Phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài;
- Giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam
- Các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác
Trong thời gian chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.
Đối với các trường hợp phong phẩm hoặc suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.
Trong đó, cần phải lưu ý:
- Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.
- Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Tín ngượng tôn giáo 2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Để được bầu làm chức sắc cần đáp ứng điều kiện gì?
Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4.2 Chức việc là gì?
Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về chức sắc là gì không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về chức sắc là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về chức sắc là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là những tư vấn của ACC về chức sắc là gì cũng như những quy định pháp luật về phong thẩm, bổ nhiệm chức sắc tôn giáo. Sau khi đã tìm hiểu rõ về chức sắc là gì, nay quý độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo tại đây
Nội dung bài viết:
Bình luận