Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và ổn định tài chính, khuyến khích thương mại quốc tế và xóa đói giảm nghèo. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về chức năng và nhiệm vụ của quỹ tiền tệ quốc tế ÌMF, mời quý đọc giả theo dõi bài viết sau đây của ACC nhé!
1. IMF là gì?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
là một tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính và tư vấn cho các nước thành viên. Sau nhiều năm, IMF đã trở thành một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của thị trường tài chính thế giới. Đặc biệt là đối với sự tăng trưởng của các nước đang phát triển.
IMF chính thức ra đời vào năm 1944 sau Hội nghị Bretton Woods được tổ chức một năm trước đó. Cùng với Ngân hàng Thế giới, IMF được thành lập nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, được điều hành bởi 190 quốc gia thành viên. IMF mở cửa đối với mọi quốc gia. Điều kiện duy nhất là phải thực hiện chính sách đối ngoại và chấp nhận các quy chế của tổ chức.
- Mục đích: IMF như "một tổ chức của 184 quốc gia", nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác. IMF điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các thành viên và cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn (khác với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á là các tổ chức ngân hàng cho vay các dự án và chương trình phát triển dài hạn).
2. Chức năng và nhiệm vụ của quỹ tiền tệ quốc tế
+ Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các nước thành viên
Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ của nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá.” Hệthống tiền tệ mà IMF quản lý từnăm 1978 đến nay được gọi là hệthống tỷ giá thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng. Mặc dù quản lý hệthống tiền tệ bằng nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả.
+ Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán
Đểthực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệthống tiền tệquốc tế, IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc họphải giảm dựtrữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này. Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái. Đây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình. Nếu gặp khó khăn vềcán cân thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi.
+ Theo dõi tình hình của hệthống tiền tệquốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên
Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên”. Đồng thời IMF có quyền áp dụng các nguyên tắc cụthểđểhướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ. Đểthực hiện chức năng này, IMF tiến hành kiểm tra các vấn đềtiền tệquốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệthống tỷ giá hối đoái.
Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quảđã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thịtrường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thếgiới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tếtheo hướng trị trường của nhiều nước.
3. Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới
Với tôn chỉ: thúc đẩy sự hợp tác tiền tệquốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗtrợ cho việc thành lập hệthống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên. IMF đã có những hoạt giúp đõ tài chính đối với các các nước thành viên đang gặp khó khăn thông qua các khoản vay.
Riêng đối với các nước đang phát triển, IMF có phần ít quan tâm hơn. Một phần do lượng vốn của các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại, tài chính quốc tế không cao. Theo thời gian thì với những chính sách thoáng hơn, điiều kiện thoáng hơn, các nước đang phát triển cũng được vay với lãi suất rất thấp (0.5%). Với các khản vai này các nước đã phần nào vựt dậy sau những thời kỳ đình trệ kinh tế, đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế1997, thúc đẩy các nước nghèo phát triển.
Về mặt kỹ thuật: Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trởthành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sựgiúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về sốnước được giúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê. Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hoá sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúp đỡ trong lãnh vực này. Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chánh từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê. gây nhiều tin tưởng quốc tế. Những nước giầu muốn giúp đỡnhững nước đang phát triển trong lãnh vực này có thể đóng
góp tài chánh và đểQuỹ tổ chức cách giúp đỡ
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về quỹ tiên tệ thế giới. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Bình luận