Quản lý là hoạt động luôn luôn diễn ra trong cuộc sống. Vậy quản lý, người quản lý và chức năng quản lý là gì? Bài viết sau đây của ACC sẽ cho quý khách hiểu rõ hơn về Chức năng quản lý.
1. Quản lý là gì?

Quản lý là gì?
- Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực.
2. Người quản lý là gì?
- Người quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ, người quản lý còn là người là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
3. Chức năng quản lý là gì?
Chức năng của nhà quản lý là gì?
Chức năng của nhà quản lý bao gồm:
Hoạch định
- Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác lập mục tiêu không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
- Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng vì vậy thời gian dành cho công việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì việc tổ chức thực hiện càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay không là phụ thuộc vào các việc nhỏ hàng ngày.
Tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công ty đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
- Giao việc kết hợp đào tạo áp dụng trong trường hợp nhân viên còn đà phát triển, có nghĩa là còn khả năng học hỏi. Người quản lý giao việc ở cấp độ khó hơn trình độ hiện có của nhân viên, đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực mới thực hiện được. Ở cấp độ này quản lý sẽ phải sát sao hơn nhằm điều chỉnh để nhân viên làm đúng.
- Trao quyền là việc người quản lý tách một phần quyền tương ứng với một nhóm trách nhiệm cụ thể của người quản lý để giao cho người nhân viên.
- Về nguyên tắc người quản lý nhìn càng xa các công việc trong tương lai thì càng dễ giao việc mà không gây áp lực tiến độ quá nhiều cho nhân viên.
Lãnh đạo
- Lãnh đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra
- Kiểm tra là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá nhân, bộ phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Như vậy chức năng cơ bản của quản lý là: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra.
4. Vai trò của nhà quản lý
Vai trò của nhà quản lý
Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện:
- Vai trò giao tiếp, quan hệ
- Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
- Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung
- Vai trò thông tin
- Thu thập thông tin từ cấp dưới
- Phổ biến thông tin từ cấp trên
- Cung cấp thông tin cho bên ngoài
- Vai trò quyết định
Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý. Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Chức năng quản lý là gì?
Chức năng của nhà quản lý bao gồm: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra.
Phẩm chất cần có của nhà quản lý là gì?
- Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
- Có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng.
- Có tính logic, phân tích và lập luận một cách chặt chẽ.
- Có khả năng động viên và lãnh đạo mọi người.
- Có thể làm việc hiệu quả, nhanh chóng và không rời khỏi khi công việc chưa hoàn thành.
- Có khả năng thuyết phục mọi người làm việc.
- Có khả năng ra những mệnh lệnh.
- Có một khả năng về chuyên môn nhất định.
Kỹ năng của nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý nói chung cần phải có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: khả năng thực hiện một công việc cụ thể
- Kỹ năng tư duy, nhận thức: khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, nguy cơ
- Kỹ năng nhân sự: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên...
Tùy vào nhà quản lý đang ở vị trí nào mà yêu cầu đối với các kỹ năng đó có thể khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Chức năng của quản lý cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nội dung bài viết:
Bình luận