Chức năng và nhiệm vụ là gì? [Cập nhật 2024]

Chức năng là gì và nhiệm vụ là gì? Chức năng là chức vụ và khả năng còn nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng. Bài viết sau đây ACC sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về Chức năng là gì và nhiệm vụ là gì?

Chức năng và nhiệm vụ là gì

Chức năng và nhiệm vụ là gì

1. Cơ sở pháp lý

Hiến pháp 2013

2. Chức năng là gì và nhiệm vụ là gì?

Chức năng là từ ghép của chức vụ và khả năng. Khi kết hợp 2 từ khóa này với nhau, bạn sẽ hiểu cơ bản là với một chức vụ, một vị trí nhất định thì sẽ có khả năng làm được những gì. Như vậy, chức năng là những công việc, khả năng mà một vị trí hay một sản phẩm có thể làm được.

Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi. Thông thường nhiệm vụ sẽ được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.

3. Ý nghĩa của chức năng và nhiệm vụ

Chức năng và nhiệm vụ có mối liên kết gắn bó nhưng lại có ý nghĩa khác hẳn nhau. Chức năng là khả năng thực hiện các công việc của một vị trí nào đó, chức năng thường là tự nhiên và được sinh ra để dành cho một vị trí nào đó.

Ngược lại, nhiệm vụ là một danh sách công việc thường được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành. Danh sách công việc này có thể hoặc không phù hợp với chức năng của vị trí đó, nhưng thông thường sẽ được giao thông qua đặc điểm chức năng thì mới có thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất.

Ý nghĩa của chức năng và nhiệm vụ

Ý nghĩa của chức năng và nhiệm vụ

4. Sự liên kết giữa chức năng và nhiệm vụ

Mỗi vị trí sẽ có những chức năng khác nhau, tuy nhiên một vị trí cũng sẽ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng. Đối với nhiệm vụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều vị trí.

Chức năng và nhiệm vụ bổ trợ cho nhau trong quá trình công tác, làm việc.

Có thể thấy mặc dù là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên sự liên kết của chức năng và nhiệm vụ là không thể tách rời. Chính vì vậy, chức năng và nhiệm vụ có rất nhiều điểm giống nhau như sau:

  • Mục đích bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là việc giao nhiệm vụ giúp vị trí hoàn thành tốt chức năng của mình.
  • Cách thức vận hành gần giống nhau, khi được giao nhiệm vụ là một danh sách công việc thì vị trí đó sẽ hoàn thành dựa theo danh sách công việc mà chức năng đã nêu sẵn.
  • Một vị trí có thể có nhiều chức năng cũng như nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.

5. Mục đích của chức năng và nhiệm vụ

Chức năng được sinh ra một cách tự nhiên cùng với vị trí và có mục đích đánh giá vị trí đó sẽ làm được những gì. Nhiệm vụ có mục đích sinh ra để các vị trí hoàn thành, đảm bảo làm tròn chức năng của chính mình.

Chức năng cũng còn được hiểu là hoạt động chủ yếu của một cơ quan, tổ chức đó. Ví dụ chức năng của Tòa án nhân dân là xét xử, nhân danh Nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết đối với các vụ án theo quy định của pháp luật (Điều 102 Hiến pháp 2013), Chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, làm luật và sửa đổi luật (Điều 69 và Điều 70 Hiến pháp 2013)

6. Chức năng của nhà nước

Chức năng nhà nước là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội. Tùy từng thời kỳ khác nhau, tùy từng chính sách khác nhau mà Nhà nước sẽ có những chức năng đối nội và đối ngoại khác nhau để bảo vệ và thực hiện các lợi ích của Nhà nước phục vụ cho giai cấp thống trị.

7. Những câu hỏi thường gặp. 

7.1. Phân biệt chức năng và nhiệm vụ?

Thứ nhất: Phân biệt thông qua ý nghĩa

Như đã đề cập ở nội dung trên, chức năng và nhiệm vụ có một mối liên kết gắn bó nhưng lại có những ý nghĩa khác hẳn nhau. Chức năng là khả năng thực hiện các công việc của một vị trí nào đó, chức năng thường là tự nhiên và được sinh ra để dành cho một vị trí nào đó.

Ngược lại, nhiệm vụ là một danh sách các công việc thường được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành. Danh sách công việc này có thể hoặc không phù hợp với chức năng của vị trí đó, nhưng thông thường sẽ được giao thông qua đặc điểm chức năng thì mới có thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất.

Thứ hai: Phân biệt thông qua sự liên quan

Mỗi vị trí sẽ có những chức năng khác nhau, tuy nhiên cùng một vị trí cũng sẽ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng. Đối với nhiệm vụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều vị trí.

Thứ ba: Phân biệt thông qua mục đích

Chức năng thường được sinh ra một cách tự nhiên cùng với vị trí và có mục đích đánh giá vị trí đó sẽ làm được những gì. Nhiệm vụ có mục đích sinh ra để các vị trí hoàn thành, đảm bảo làm tròn chức năng của chính mình.

7.2. Điểm giống nhau cần biết khi phân biệt chức năng và nhiệm vụ?

  • Chức năng và nhiệm vụ là hai khái niệm bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì vậy mà chúng có sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau, nên có những điểm giống nhau cơ bản khiến nhiều người nhầm lẫn như:
  • Đều mang mục đích bổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là việc giao nhiệm vụ giúp vị trí hoàn thành tốt chức năng của mình.
  • Cách thức vận hành gần giống nhau, khi được giao nhiệm vụ là một danh sách công việc thì vị trí đó sẽ hoàn thành dựa theo danh sách công việc mà chức năng đã nêu sẵn.
  • Một vị trí có thể có nhiều chức năng và một chức năng cũng có thể nhận được nhiều nhiệm vụ

7.3. Chức năng nhà nước phân thành bao nhiêu loại?

Ta căn cứ vào tính chất chức năng phân thành: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản.
Ta căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng: Chức năng lâu dài và chức năng tạm thời
Ta căn cứ vào đối tượng của chức năng:Chức năng đối nội (là chức năng cơ bản) và chức năng đối ngoại.

7.4. Cách thức thực hiện chức năng của nhà nước?

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau.

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.

Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ.

Hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích về Chức năng là gì và nhiệm vụ là gì? Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, ACC mong muốn sẽ luôn đồng hành cũng bạn trong mọi vấn đề pháp lý.

Thông tin liên hệ:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]

✅ Kiến thức: Chứng năng và nhiệm vụ
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo