Các thuật ngữ chức vụ, chức danh được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật, trong khoa học pháp lý, khoa học hành chính và cả trong một số văn bản pháp luật. Vậy khái niệm chức danh là gì? Chức danh chuyên môn là gì? Vai trò của quyết định chuyên môn và chức danh chuyên môn là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết sau đây. Mời các bạn theo dõi.
1. Chức danh là gì? Chức vụ là gì?
Chức danh được hiểu là một vị trí của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị,…
Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng,… đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng đối với một tổ chức nào đó.
2. Chức danh chuyên môn là gì?
Chức danh chuyên môn là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Để phục vụ cho việc ban hành chính sách, pháp luật của các chức vụ chính trị có các chức vụ quyền lực hành chính, để phục vụ cho chức vụ quyền lực hành chính ra các quyết định hành chính thì có các chức vụ, chức danh chuyên môn.
Trong bộ máy nhà nước đông đảo những người giữ chức danh chuyên môn, họ phục vụ nhà nước bằng chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo theo yêu cầu của cơ quan, của chức vụ, chức danh do họ đảm nhiệm.
3. Người giữ chức danh chuyên môn
Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay các công chức giữ các chức danh chuyên môn được hình thành chủ yếu bằng con đường thi tuyển hoặc bằng cách khác. Người giữ chức danh chuyên môn có những thẩm quyền chuyên môn nhất định, thể hiện trong việc đưa ra các quyết định chuyên môn.
Các chức danh chuyên môn thực chất là hàm cấp về chuyên môn nghiệp vụ, vì vậy các quyết định chuyên môn cũng có vị trí cao thấp khác nhau của nó, tùy thuộc vào việc là quyết định chuyên môn đó do chức vụ, chức danh chuyên môn nào đưa ra.
- Chức danh chuyên môn càng cao thì quyết định chuyên môn được đưa ra càng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn quản lý, đời sống nhà nước và xã hội.
- Người có chức danh chuyên môn cao trong nhiều trường hợp mặc nhiên là “cấp trên” của người có chức vụ, chức danh chuyên môn thấp.
4. Quyết định chuyên môn
Quyết định chuyên môn là cơ sở để các chức vụ quyền lực hành chính đưa ra các quyết định hành chính, thậm chí để các nhà chính trị đưa ra các chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chung các quan hệ xã hội. Do đó, các quyết định chuyên môn có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong quản lý nhà nước, đời sống nhà nước, đời sống xã hội.
Các chức danh chuyên môn được hình thành là để phục vụ cho các chức vụ chính trị, chức vụ quyền lực hành chính, hay để thực hiện các dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước.
Do đặc thù của hoạt động hành chính nhà nước nên một số chức danh chuyên môn trong hành chính, ngoài quyền ra các quyết định chuyên môn, còn có quyền ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, như: nhân viên Hải quan, Kiểm lâm, Thuế vụ, Quản lý thị trường, Thanh tra viên thanh tra nhà nước chuyên ngành.
5. Những câu hỏi thường gặp.
Chức danh chuyên môn nghiệp vụ là gì?
Chức danh chuyên môn nghiệp vụ là tên gọi chỉ chức danh theo nghiệp vụ chuyên môn mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của mình. Như vậy, từ chức danh chuyên môn nghiệp vụ của một cá nhân ta có thể thấy được những thông tin như trình độ năng lực, chức vị , vị trí trong xã hội cũng như một tổ chức nhất định. Tổ chức này phải được xã hội cũng như pháp luật thừa nhận
Thông qua chức danh ta cũng sẽ thấy được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người đang nắm giữ chức danh hiện tại.
Thông thường thì chức danh sẽ đi cùng luôn với chức vụ. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ ngay trong bệnh viện và được công nhận bởi tổ chức là bệnh viện người đó đang làm việc và được xã hội công nhận bởi chức danh người đó là bác sĩ. Nhưng có một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại. Ví dụ Giáo sư, bác sĩ y học nhưng lại đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế.
Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Chức vụ là sự đảm nhiệm của một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Do đó, có thể thấy trong một trường học, hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường. Vì thế, hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Ngược lại, trường hợp hiệu trưởng tại một trường ngoài chức vụ “hiệu trưởng” và lại tham gia giảng dạy một số tiết học của nhà trường thì có thể hiệu trưởng ở đây có thể hiểu là vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Trường hợp nào bị áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ?
Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.
Nhân viên là chức danh hay chức vụ?
Từ “nhân viên” phải đi kèm với một vị trí cụ thể nào đó mới có thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Nhưng cũng có thể dựa vào những tiêu chí như: cá nhân này được xã hội công nhận trong quá trình gì, kế tiếp là cá nhân này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong cơ quan nào quản lý hay không.
Kế tiếp, cá nhân này có đảm bảo đảm nhiệm được vai trò,vị trí nào tại cơ quan/tổ chức hay không. Vì thông thường chức vụ nắm giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức. Do tính chất cuối cùng nêu trên nên trong thực tế nhân viên là chức danh chứ không phải chức vụ.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chức danh chuyên môn là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề chức danh chuyên môn là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận