Chủ trương là gì? (cập nhật 2024)

Để có thể phát triển đất nước theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành những chủ trương, đường lối để các cơ quan nhà nước thực hiện. Vậy để tìm hiểu chủ trương là gì, đặc điểm và chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ trương hiện nay ở Việt Nam, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Chủ trương là gì?

Chủ trương là ý định, quyết định về phương hướng hành động (thường là về công việc chung) theo từ điển Tiếng Việt, về mặt nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, chủ trương là ý định, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… nhằm thúc đẩy việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thể chế hóa là gì? (Cập nhật 2022)

2. Đặc điểm của chủ trương

Một số đặc điểm của chủ trương như sau:

- Về mục đích, chủ trương được xây dựng nhằm chỉ đạo tổ chức, cá nhân trong xã hội và các cơ quan Nhà nước thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Về hình thức, chủ trương nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản dưới các hình thức như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị và kết luận. Văn bản này không chứa đựng các quy phạm pháp luật nên không có tính bắt buộc phải thực hiện.

- Về nội dung, chủ trương đưa ra phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…Những nội dung này phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ trương

Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc ban hành chủ trương.

Chủ trương của Đảng là những phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động trong mọi lĩnh vực hoặc từng lĩnh vực cụ thể do Đảng xây dựng và ban hành dựa trên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nước và thế giới.

Chủ trương của Đảng được thể hiện trong các văn bản sau:

- Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Đây là văn bản phổ biến nhất ghi nhận các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng hiện nay.

- Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.

- Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.

- Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.

4. Một số câu hỏi có liên quan

Chủ trương của Đảng hiện nay trong xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân?

- Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nhân dân là chủ, Nhân dân làm chủ; tin tưởng ở trí tuệ của Nhân dân, tin vào sức mạnh và lực lượng của Nhân dân để làm cách mạng.

- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chủ trương của Đảng hiện nay trong phát huy dân chủ?

- Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, được Nhân dân tham gia ý kiến. Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định, quy chế khác.

- Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo. Quan tâm điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các vùng, miền, các lĩnh vực; gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng, xã hội. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về chủ trương là gì. Nội dung bài viết giới thiệu khái niệm chủ trương, liệt kê đặc điểm của chủ trương và giới thiệu chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ trương hiện nay ở Việt Nam. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo