Chủ trọ có bị phạt khi người thuê trọ không đăng ký tạm trú?

Khi đi thuê trọ trong quá trình đi học hay đi làm xa nhà, các thủ tục có liên quan trong quá trình tạm trú tại chỗ ở mới là một vấn đề rất được quan tâm và chú trọng của cả bên thuê và bên cho thuê. Vậy, khi thuê trọ, chủ trọ không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Chủ trọ có bị phạt khi người thuê trọ không đăng ký tạm trú? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về việc chủ trọ không đăng ký tạm trú.

Chủ Trọ K đktt

Chủ trọ không đăng ký tạm trú có bị phạt không?

1. Các quy định có liên quan đến đăng ký tạm trú

Nhằm biết được vấn đề liên quan đến việc chủ trọ không đăng ký tạm trú, trước hết người dân cần nắm được những khái niệm liên quan đến tạm trú.

Khái niệm đầu tiên chính là nơi tạm trú. Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Tiếp theo là khái niệm về đăng ký tạm trú. Đăng ký tạm trú thuộc trường hợp đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì “Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.”

2. Điều kiện đăng ký tạm trú.

Điều kiện đăng ký tạm trú là một trong những vấn đề tiên quyết cần nắm vững để biết rằng chủ thể có đủ điều kiện đăng ký tạm trú không và chủ trọ không đăng ký tạm trú thì có bị phạt không.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở nếu:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chủ trọ không đăng ký tạm trú có bị phạt không?

Trên thực tế, khi đi thuê trọ thì chủ trọ sẽ là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho khách thuê. Lý do đơn giản là vì chủ trọ sẽ quen thuộc với cơ quan Công an địa phương đó hơn. Tuy nhiên, theo đúng quy định thì việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân đi thuê nhà chứ không nhất thiết phải là chủ nhà theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020. Vì vậy, nếu chủ trọ từ chối hoặc kéo dài thời gian đăng ký tạm trú vì lý do nào đó thì người thuê cần chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình.

Chủ trọ có bị phạt khi người thuê trọ không đăng ký tạm trú không? Câu trả lời là có. Nếu người thuê trọ và chủ trọ đều không chủ động thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú thì cả hai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể kết luận rằng chủ trọ không đăng ký tạm trú thì vẫn bị phạt theo quy định pháp luật cụ thể như sau:

Theo quy định cũ, cụ thể là khoản 2 Điều 30 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) nêu rõ người thuê và người cho thuê phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định không nhất thiết phải là bên nào thực hiện công việc này. Trường hợp cả hai bên; người thuê và người cho thuê đều không thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người đến lưu trú; thì cả người cho thuê trọ và người đi thuê trọ điều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức xử lý như sau:

  • Cá nhân hoặc chủ trọ không thực hiện đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú bị phạt từ 100 – 300 nghìn đồng.
  • Cá nhân hoặc chủ trọ cổ tình làm sai lệch nội dung Sổ tạm trú; hoặc giấy tờ liên quan đến cư trú bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
  • Cá nhân hoặc chủ trọ cố tình khai man hoặc giả mạo giấy tờ cư trú, Sổ cư trú sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng

Quy định của pháp luật hiện hành cũng quy định xử phạt đối với chủ trọ không đăng ký tạm trú. Theo đó, khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
  • Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022), quy định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, theo quy định trên thì cả người thuê trọ và chủ nhà trọ đều sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú. Nếu người thuê trọ không thực hiện đăng ký tạm trú họ cũng sẽ bị phạt tiền.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."

Những vấn đề có liên quan đến việc chủ trọ không đăng ký tạm trú có bị phạt tiền không cũng như các thông tin bổ sung đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Sau khi nắm được những quy định này, cả người thuê trọ và chủ trọ sẽ dễ dàng hơn khi xác định nghĩa vụ của mình trong việc đăng ký tạm trú cũng như thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú đúng theo quy định pháp luật.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến chủ trọ không đăng ký tạm trú cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo