Chủ tọa là gì? (cập nhật 2024)

Chủ tọa là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tọa? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Chủ tọa là gì?

Chủ tọa là người đứng đầu, điều khiển và chủ trì cuộc họp hoặc phiên tòa.
Chủ Tọa Là Gì
Chủ tọa là gì

2. Chủ tọa cuộc họp 

2.1. Đối với Hội đồng thành viên

Theo điểm c Điều 56 Luật doanh nghiệp 2020, Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên.
Mặt khác, theo Điều 98 Luật doanh nghiệp 2020:
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên. 
  • Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các nghị quyết được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên.

2.2. Đối với Đại hội đồng cổ đông

Theo khoản 2 Điều 146 Luật doanh nghiệp 2020: Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp.
Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp. Cụ thể:
  • Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
  • Hoãn cuộc họp theo quy định của pháp luật
  • Chủ tọa, người ghi biên bản và những người ký tên trong biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

3. Chủ tọa phiên tòa

Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thành phần Hội đồng xét xử phải có cả Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ có riêng Thẩm phán. Trường hợp Hội đồng xét xử chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm thì Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà. Trường hợp hội đồng có từ hai Thẩm phán trở lên thì một Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà. Như vậy có thể hiểu Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán hoặc Thẩm phán được chỉ định trong trường hợp có từ 2 Thẩm phán trở lên.
Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng quy định thêm về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán:
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
  • Tham gia xét xử các vụ án hình sự
  • Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
  • Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
  • Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
  • Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
  • Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
  • Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
  • Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
  • Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi Chủ tọa là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình tiếp cận pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (763 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo