Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về: Chủ thể của kiểm toán nội bộ là ai?
Chủ thể của kiểm toán nội bộ là ai?
1/ Kiểm toán nội bộ là gì?
Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Theo đó, có thể hiểu kiểm toán nội bộ là hoạt động nhằm đảm bảo, tư vấn mang tính khách quan, độc lập về tình hình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra.
2/ Chức năng của kiểm toán nội bộ
Chức năng của kiểm toán nội bộ được ví như “ngọn hải đăng” định hướng, soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt được mục tiêu.
2.1. Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kế toán
Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán của công ty. Cụ thể, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy và chính xác của các thông tin tài chính, quá trình tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
2.2. Chức năng bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế riêng của công ty. Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, kiểm toán nội bộ có chức năng tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.
2.3. Chức năng cải tiến hệ thống
Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là hỗ trợ chủ doanh nghiệp cải tiến, khắc phục những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình, hoạt động của các phòng ban, bộ phận trong bộ máy kinh doanh.
Kiểm toán nội bộ sẽ tư vấn, giúp công ty cải thiện năng suất, hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới cho thấy, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, khả năng gian lận thấp, sự minh bạch, hiệu quả kinh doanh cao hơn.
3/ Chủ thể của kiểm toán nội bộ là ai?
Với định nghĩa như trên, chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: Mục đích: Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn: Để thực hiện nhiệm vụ/trách nhiệm của mình một cách đầy đủ, kiểm toán nội bộ phải được:
- có quyền tiếp cận với các tài liệu/ con người/ tài sản liên quan tới nhiệm vụ của mình;
- có quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất về kế hoạch thực hiện, các phát hiện và các trở ngại trong quá trình thực hiện công việc để nhận được những hỗ trợ kịp thời và đầy đủ.
Các quyền này cần được quy định rõ trong quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để mọi bộ phận hiểu rõ và tuân thủ. Ngoài ra, trong mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (có bao gồm các thành viên độc lập và không điều hành) để bảo đảm tính độc lập về mặt tổ chức. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….
Nhiệm vụ (trách nhiệm): Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình (Về chiến lược, hoạt động, tài chính, và tuân thủ).
Dưới góc độ luật pháp, các quyền và nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng được quy định cụ thể trong Nghị Định 05/2019/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần nắm rõ khi xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ riêng cho mình để bảo đảm tuân thủ.
Trên đây là một số thông tin về Chủ thể của kiểm toán nội bộ là ai? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận