Chủ thể của hợp đồng theo quy định cuả pháp luậtlà gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Chủ thể của hợp đồng là gì?
Chủ thể của hợp đồng: là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
2. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng:
2.1 Nếu chủ thể hợp đồng là cá nhân:
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
– Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng.
– Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết. Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.
2.2 Nếu là tổ chức (pháp nhân):
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân và lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).
Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động,…
2.3 Chủ thể là Hộ gia đình, tổ hợp tác
+ Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình
Điều 106 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”
Để có tư cách chủ thể hộ gia đinh phải xác định được các thành viên của hộ. Chỉ những hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện sau mới trở thành chủ thể của quan hệ dân sự:
– Các thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung;
– Cùng đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung;
– Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực do pháp luật quy định.
Thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình là không xác định. Tư cách chủ thể của hộ gia đình được xác định thông qua mục đích của giao dịch và lĩnh vực giao dịch.
+ Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là Tổ hợp tác
Quy định tại Điều 111: “1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.”
Tư cách tổ hợp tác được hình thành khi có hợp đồng hợp tác và tiến hành đăng ký tại UBND cấp xã.
Trên đây là các loại chủ thế trong quan hệ pháp luật dân sự theo quy định mới nhất của bộ luật dân sự 2015. Việc xác định chủ thể vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tác động đến việc vấn đề đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự hay không? Từ đó xác định được rõ văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề đó!
3. Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân đó, tùy từng trường hợp mà Bộ luật dân sự 2015 sẽ có quy định về những cá nhân không được quyền tham gia giao dịch dân sự cụ thể.
Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.
Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như sau:
Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình … Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền mà bằng pháp luật Nhà nước đã ghi nhận cho công dân mình. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Vì thế, mọi cá nhân đều được coi là đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia giao dịch, ngoại trừ những trường hợp cá nhân đó đã bị pháp luật hạn chế một quyền nào đó vốn là mục đích của giao dịch mà cá nhân đó tham gia.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Hợp đồng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
4.2. Chủ thể của hợp đồng là gì?
Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
a) Nếu chủ thể của hợp đồng là cá nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, cụ thể:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
b) Nếu chủ thể của hợp đồng là pháp nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4.3. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
- Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
4. Thời điểm nào đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực?
- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
+ Do bên đề nghị ấn định;
+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Chủ thể của hợp đồng mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận