Chữ ký số công cộng là gì??? Thông tin cập nhật 2024

Trong thời buổi công nghệ như hiện nay thì chữ ký số công cộng là một trong những công cụ điện tử có vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc giao dịch và quản lý chứng từ điện tử. Vậy chữ ký số công cộng là gì? Chức năng của chữ ký số công cộng là gì? Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số công cộng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Chu-ky-so-cong-cong-la-gi-Thong-tin-cap-nhat-2021

Chữ ký số công cộng là gì??? Thông tin cập nhật 2021

1. Chữ ký số công cộng là gì?

Chữ ký số công cộng là chữ ký do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho thuê bao tạo ra.

Chữ ký số công cộng có bản chất là chữ ký điện tử. Được doanh nghiệp sử dụng trên môi trường internet để thực hiện ký kết hợp đồng, chứng từ cần thiết. Chữ ký số công cộng có hiệu lực như chữ ký cá nhân hay con dấu của doanh nghiệp.

Như vậy, Chữ ký số công cộng có bản chất là chữ ký điện tử được doanh nghiệp dùng để thay thế cho chữ ký trên các loại văn bản, tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử hay qua mạng internet.

2. Cấu tạo của chữ ký số công cộng là gì?

Chữ ký số công cộng được chứa trong thiết bị gọi là USB token gồm khóa bí mật và khóa công khai, chứa đựng những thông tin mã hóa bảo mật của doanh nghiệp.

  • Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
  • Khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số công cộng được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.

Về phần thông tin có trong chữ ký số công cộng dành cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
  • Số hiệu của chứng thư số
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
  • Khoá công khai của thuê bao.
  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng.
  • Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

3. Chức năng của chữ ký số công cộng?

Đối với doanh nghiệp, chữ ký số công cộng có giá trị tương đương với con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số công cộng để thực hiện một số giao dịch mà không cần phải in các tờ khai, dấu đỏ của công ty, chẳng hạn:

  • Chữ ký số công cộng có thể thay thế cho chữ ký tay trong các giao dịch thương mại điện tử như ký hợp đồng điện tử, kê khai nộp thuế, làm các thủ tục hải quan, giao dịch ngân hàng, giao dịch chứng khoán, chuyển tiền online… tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Sử dụng chữ ký số công cộng để làm thủ tục hành chính hay xin xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách đơn giản, dễ dàng hơn, tranh được những thủ tục không cần thiết.
  • Chữ ký số công cộng có thể được dùng ký vào mail hoặc các giao dịch thư điện tử để đối tác, khách hàng xác nhận người gửi thư, ngăn chặn được khả năng giả mạo. Việc tạo ra một chữ kí số công cộng giống với chữ kí số công cộng đang sử dụng, có khả năng kiểm tra bằng mã hóa công khai là điều gần như là không thể, trong khi đó khả năng giả mạo chữ ký viết tay là 55%-70%.
  • Chữ ký số công cộng là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm đối vói các nội dung đã ký vì có tính bảo mật và độ chính xác cao. Chữ kí số công cộng có cấu tạo đặc biệt, sử dụng thuật toán mã hóa công khai đảm bảo chỉ người nhận văn bản đã ký mới có thể mở văn bản có chữ ký số công cộng, đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối và không bị tác động bởi bên thứ ba.
  • Chữ ký số công cộng giúp việc trao đổi dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Do sử dụng công nghệ cao an toàn tuyệt đối nên chữ kí số công cộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tính pháp lý của các tài liệu điện tử. Việc sử dụng chữ kí số công cộng trong giao dịch điện tử được coi là cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử có giá trị tương đương với tài liệu giấy.

4. Điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được phép hoạt động

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
  • Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về chữ ký số công cộng là gì? Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo