Quyền tự do kinh doanh là một quyền kinh tế thuộc phạm trù của quyền con người được pháp luật bảo hộ. Về bản chất, quyền tự do nói chung và tự do kinh doanh nói riêng là một quyền mang tính khách quan, là quyền tự nhiên của con người. Trong bối cảnh hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, các cá nhân, tổ chức không chỉ thành lập một mà còn mong muốn thành lập nhiều chủ thể kinh doanh nhằm tiến hành hoạt động thương mại. Tuy nhiên, mong muốn của nhà đầu tư không phải bao giờ cũng phù hợp với quy định của pháp luật. Câu hỏi được đặt ra rằng: đối với loại hình hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có được phép thành lập công ty không?
Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty không?
1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị quy mô nhỏ, không là doanh nghiệp nhưng được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh.
Chủ thể có quyền đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:
- Là cá nhân hoặc nhóm thành viên hộ gia đình;
- Là công dân Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đặc biệt, mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại).
Với quy định này, chủ hộ kinh doanh có được quyền thành lập công ty không?
2. Khái niệm công ty
Theo Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.
Công ty là một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Hiện nay theo pháp luật Việt Nam, công ty bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
3. Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty không?

Theo quy định tại Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đáp ứng điều kiện về chủ thể thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Bên cạnh đó, cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
4. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Tại sao chủ hộ kinh doanh nên xem xét việc thành lập công ty?
Thành lập công ty có thể mang lại nhiều lợi ích về quản lý, tài chính và pháp lý, giúp nâng cao uy tín và mở rộng quy mô kinh doanh.
Thủ tục cần thiết để chủ hộ kinh doanh thành lập công ty là gì?
Thủ tục thành lập công ty bao gồm việc đăng ký kinh doanh, lập giấy phép thành lập công ty, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết, và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Những lợi ích cụ thể mà chủ hộ kinh doanh có thể nhận được khi thành lập công ty?
Thành lập công ty giúp tách biệt trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp, thu hút đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường quyền lực và chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh.
Như vậy, ACC xin giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề: Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty không? như sau: chủ hộ kinh doanh không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại); tuy nhiên, pháp luật không cấm chủ hộ kinh doanh thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần.
Nội dung bài viết:
Bình luận