Cho ví dụ về bảo lãnh ngân hàng?

Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nhằm mở rộng khả năng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, dưới đây là pháp luật hiện hành quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện những loại bảo lãnh ngân hàng và một số ví dụ liên quan.
Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phao cứu sinh khi nhà đầu tư khi gặp khó khăn

1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thoả thuận”.

2. Phân tích một số loại bảo lãnh cụ thể

2.1 Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay

Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền váy là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó, tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của khách hàng vay đối với bên cho vay trong hợp đồng tín dụng.
Vỉ dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B vay tiền ngân hàng c. Trong ví dụ này, ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh (đồng thời cũng là bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp B); doanh nghiệp B đóng vai trò là bên được bảo lãnh (đồng thời cũng là bên được cung ứng dịch vụ bảo lãnh); còn ngân hàng c đóng vai trò là bên nhận bảo lãnh (đồng thời cũng là bên có quyền trong mối quan hệ với khách hàng vay vốn).
Giải đáp nếu giả thiết rằng ngân hàng A đã phát hành thư bảo lãnh gửi -cho ngân hàng c (bên cho vay) và ngân hàng c đã giao kểt hợp đồng tín dụng với khách hàng vay là doanh nghiệp B nhưng sau đó hợp đồng tín dụng này bị toà án tuyên bố là vô hiệu thì liệu ngân hàng A có quyền yêu cầu doanh nghiệp B thanh toán khoản phí bảo lãnh cho mình hay không? Trong tình huống này, tuy hợp đồng tín dụng là cơ sở để hình thành quan hệ bảo lãnh ngân hàng nhưng do hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (hợp đồng cấp bảo lãnh) giữa tổ chức tín dụng với khách hàng có tính độc lập so với hợp đồng tín dụng nên sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng không hề dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng dịch vụ bảo lâầih. Vì lẽ đó, mặc dù hợp đồng tín dụng bị vô hiệu nhưng hợp đông dịch vụ bảo lãnh không bị vô hiệu theo, hệ quả là hợp đồng này vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí cho các bên giao kết. Nếu trên thực tế tổ chức tín dụng bảo lãnh đã phát hành thu bảo lãnh theo đúng cam kết với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh thì họ vẫn có quyền yêu cầu khách hàng phải thanh toán cho mình khoản phí dịch vụ bảo lãnh.

2.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó, tổ chức tín dụng lập cam kết bảo lãnh với bên có quyền để hứạ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản trong hợp đồng thay cho khách hàng là bên có nghĩa vụ, nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền.
Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B mua hàng hoá của doanh nghiệp c. Trong ví dụ này, ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh; doanh nghiệp B đóng vai trò là bên được bảo lãnh và doanh nghiệp c đóng vai trò là bên nhận bảo lãnh.
Với tư cách là hình thức bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể phân biệt với các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác ở chỗ đối tượng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng chính là các nghĩa vụ tài sản của khách hàng (bên có nghĩa vụ) đối với bên có quyền. Nghĩa vụ tải sản này phát sinh từ một họp đồng đã có hiệu lực được giao kết giữa bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) với khách hàng là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), về nguyên tắc, do tổ chức tín dụng bảo lãnh chỉ có khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được bảo lãnh bằng tài sản của mình chứ không phải bằng việc thực hiện công việc nhất định nên nghĩa vụ được bảo lãnh (tức là nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối với bên có quyền - đối tượng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng) cũng phải có khả năng tính được thành tiền. Vì thế nếu' khách hàng yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh cho công việc của họ phải thực hiện đối với bên có quyền mà bản thân công việc đó không thể trị giá được thành tiền thì do đó công việc này không thể là đối tượng của bảo lãnh ngân hàng.

 2.3 Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh dự thầu là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó, tổ chức tín dụng lập cam kết bảo lãnh với bên mời thầu để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài sản của khách hàng (bên dự thầu) khi tham gia dự thầu, nếu khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ đó thì tổ chức tín dụng bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho công ty xây dựng B tham gia dự thầu xây dựng công trình nhà văn hoá thể thao của bên mời thầu c. Trong ví dụ này, ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh; công ty xây dựng B đóng vai ưò là bên được bảo lãnh còn bên mời thầu c đóng vai trò là bên nhận bảo lãnh.

2.4 Bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh đối ứng là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng bảo lãnh đổi ứng lập cam kết bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh để hứa sẽ thực hiện thay khách hàng được bảo lãnh các nghĩa vụ tài chính của họ đối với bên bảo lãnh, nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên bảo lãnh.
Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B thanh toán khoản tiền hàng nhập khẩu với bên nước ngoài. Ngân hàng c lập cam kết bảo lãnh đối ứng với ngân hàng A để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp B đối 'ới ngân hàng A (bao gồm nghĩa vụ trả phỉ bào lãnh, nghĩa vụ trả lại số tiền đã được trả thay, nghĩa vụ trả tiền lãi và tiền ạt chậm thanh toán, nếu có...).
Trong ví dụ này, ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh trong mối quan hệ với bên bán hàng nước ngoài), vừa là bảo lãnh đối ứng (xét trong mối qùan hệ với ngân C). Ngân hàng c đóng vai trò là bên bảo lãnh đối ứng > mối quan hệ với ngân hàng A), vừa là bến cung ứng bảo lãnh (xét trong mối quan hệ với doanh nghiệp B) doanh nghiệp B vừa là khách hàng được bảo lãnh của A đồng thời cũng là khách hàng được bảo lãnh của c, mặc dù nghĩa vụ được bảo lãnh của doanh mg hai quan hệ bảo lãnh này là khác nhau.
Đây là một số ví dụ về bảo đảm ngân hàng có thể bạn đang cần. Hi vọng những thông tin này chia sẽ phần nào thắc mắc của các bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo