Giải quyết khi cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH 2023

Ngày nay, nhiều tỉnh thành phát hiện nhiều hồ sơ BHXH trùng tên, do người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm. Việc mượn giấy tờ của người khác để xin việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp quyền lợi BHXH; hoặc gặp rắc rối pháp lý nếu dùng tên của người đang bị cơ quan Công an truy nã... Vì vậy, người lao động đang mượn tên nên thông báo cho người sử dụng lao động và cơ quan BHXH biết để được hướng dẫn. Bài viết này cung cấp thủ tục Giải quyết khi cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH.

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục giải quyết khi cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH.

Giải quyết khi cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH
Giải quyết khi cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH

1. Khái niệm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

2. Quy định về mượn hồ sơ làm sổ BHXH

  • Người lao động đã dùng hồ sơ của người khác để tham gia BHXH và hưởng các chế độ trợ cấp BHXH, nếu còn quá trình chưa hưởng thì sau khi đơn vị (hoặc người lao động) nộp hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định, cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh hồ sơ về nhân thân đúng và thông báo cho các nơi đã giải quyết chế độ cập nhật nhân thân đúng thông qua Bộ phận chế độ BHXH.
  • Trong trường hợp người lao động cho người khác mượn hồ sơ tham gia BHXH mà không thể liên lạc được với người đã mượn hồ sơ, người cho mượn có thể tự mình làm thủ tục điều chỉnh hồ sơ theo quy định pháp luật. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ hủy quá trình đóng BHXH của người cho mượn trong khoản thời gian cho người đã mượn theo sổ BHXH của người đã mượn hồ sơ và công ty của người cho mượn lúc đó sẽ làm thủ tục chốt sổ cho người cho mượn.

Muốn tra cứu BHXH phải thực hiện các bước nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật ACC để được giải đáp thắc mắc: Tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh nhất

3. Thủ tục đối với người cho mượn hồ sơ và người đi mượn hồ sơ để tham gia BHXH

Thủ tục

Theo quy định tại khoản 7.1 Công văn 3663/BHXH-THU:

  • Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
  • NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO)

Như vậy, khi người lao động có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ, người lao động sẽ phải làm theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH và nộp phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động đi mượn hồ sơ để xin việc sẽ phải nộp phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Sau đó, người lao động phải nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO) cho cơ quan BHXH. Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn tên, người lao động sẽ không phải chi trả thêm chi phí nào khác.

Hồ sơ

Để điều chỉnh nhân thân do mượn tên, người lao động cần làm một bộ hồ sơ được quy định trong Phiếu giao nhận hồ sơ điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO) như sau:

  • Đơn đề nghị của người mượn hồ sơ: nêu rõ lý do mượn hồ sơ (mẫu D01-TS);
  • Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH);
  • Tờ khai tham gia BHXH cũ để thu hồi (02 bản);
  • Tờ khai tham gia BHXH, BHYT mới (mẫu TK1-TS, 01 bản);
  • Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH;
  • Các trang tờ rời sổ BHXH;
  • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.

Ngày nay, việc tra cứu căn cước công dân (CCCD) online đã không còn xa lạ với nhiều người. Trong bài viết này, Công ty Luật ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu các cách tra cứu căn cước công dân online nhanh chóng và chính xác nhất.

4. Thủ tục và hồ sơ đối với người cho người khác mượn hồ sơ để tham gia BHXH mà không thể liên lạc được với người mượn hồ sơ

Thủ tục

Theo quy định tại khoản 7.2 Công văn 3663/BHXH-THU:

Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:

  • Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
  • Nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO).

Như vậy, người lao động cho mượn hồ sơ khi không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì sẽ phải viết đơn đề nghị theo mẫu D01-TS trình bày rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ và không liên lạc được với người mượn hồ sơ. Đồng thời cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.

Chủ thể nộp hồ sơ theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO):

  • Đối với người đang tham gia BHXH thì đơn vị nơi đang tham gia nộp hồ sơ.
  • Đối với người đã nghỉ việc thì đơn vị nơi tham gia cuối cùng trước khi nghỉ việc nộp hồ sơ.
  • Trường hợp đơn vị đã giải thể thì đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp nộp, nếu không có đơn vị quản lý cấp trên thì người lao động nộp cho cơ quan BHXH nơi tham gia cuối cùng trước khi giải thể (khi lập hồ sơ bỏ điểm 1 điểm 2).

Ngoài ra, khi làm thủ tục này thì người lao động sẽ không phải trả bất kỳ chi phí gì.

Hồ sơ

Người lao động sẽ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO) gồm có các giấy tờ sau:

  • Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS)
  • Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT (mẫu D07-TS, 03 bản)
  • Đơn của người lao động đề nghị chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ BHXH về một sổ BHXH (mẫu D01-TS)
  • Chứng minh nhân dân (Bản sao)
  • Sổ BHXH gốc, các sổ BHXH khác kèm đầy đủ các tờ rời và mẫu 07/SBH (nếu có)
  • Thẻ BHYT cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có)

Ngoài ra, theo Công văn 3558/BHXH-THU năm 2014 chấn chỉnh cấp sổ bảo hiểm xã hội Hồ Chí Minh:

Các trường hợp cấp sổ BHXH phát sinh sau ngày 01/01/2015, BHXH Thành phố sẽ không thực hiện việc điều chỉnh nhân thân đối với các trường hợp người lao động mượn hồ sơ người khác để xin việc làm và đăng ký tham gia BHXH.

5. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH

Mẫu TK1-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI
THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ........................................................................

1. Phần kê khai bắt buộc

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa):.............................................................................................

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: ..…/……./…… [03]. Giới tính: ………………………………

[04]. Quốc tịch ………………………………… [05]. Dân tộc: ……………………………

[06]. Nơi đăng ký giấy khai sinh:  [06.1]. Xã (phường, thị trấn): …………………………

[06.2]. Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ……………..[06.3]. Tỉnh (Tp): .……………..

[07]. Địa chỉ nhận hồ sơ:  [07.1]. Số nhà, đường phố, thôn xóm: …………………………

[07.2]. Xã (phường, thị trấn): .………[07.3] Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): …..……

 [07.4].Tỉnh (Tp): ……………………………….…………………………………………

[08]. Họ tên cha/ mẹ/ người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): ………………………..

2. Phần kê khai chung

[09]. Mã số BHXH (đã cấp): .……………. [09.1]. Số điện thoại liên hệ: .……….………

[09.2]. Số CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước: ……………………..……………………….

[10]. Mã số hộ gia đình (đã cấp): ………………………………………………………….

(trường hợp chưa có mã hộ gia đình thì kê khai bổ sung Phụ lục đính kèm tờ khai)

[11]. Mức tiền đóng: .………………. [12]. Phương thức đóng: .…………………………

[13]. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu:  ……………………………………

[14]. Nội dung thay đổi, yêu cầu:………………………………..………....……………..

……………………………………………………………….……………………………

[15]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): ……………………………….………………………….

……………………………………………………………………………………………

 

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
(chỉ áp dụng đối với người lao động thay đổi họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh)

 

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai
……….., ngày ……. tháng …… năm ……….
Người kê khai
 (Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập:

[01]. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH

[02]. Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[03]. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[04]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[05]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[06]. Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

[07]. Địa chỉ nhận hồ sơ: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

[08]. Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ (áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

[09]. Mã số BHXH: ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã số BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại Bưu điện văn hóa xã hoặc địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan BHXH hoặc Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng để xác định mã số BHXH.

    • Trường hợp không xác định được mã số BHXH mà có số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT.
    • Trường hợp xác định được mã số BHXH nhưng khác số sổ BHXH thì ghi mã số BHXH vào chỉ tiêu này và ghi bổ sung số sổ BHXH vào chỉ tiêu [14].

[09.1]. Số điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại liên hệ (nếu có).

[09.2]. Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.

[10]. Mã hộ gia đình: ghi mã hộ gia đình đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã số BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan BHXH hoặc Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng để xác định mã hộ gia đình.

[11]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

[12]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia BHXH tự nguyện): ghi cụ thể phương thức đóng là 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng ...

[13]. Nơi đăng ký KCB ban đầu: ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).

[14]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, công việc, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu ...

[15]. Hồ sơ kèm theo:

    • Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
    • Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

6. Bảng kê thông tin do doanh nghiệp chuẩn bị

  Mẫu D01-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢNG KÊ THÔNG TIN

(1):  ………………………………………………………………………………………

(Kèm theo(2) ……………………………………………………………………………… )

TT Họ và tên Mã số BHXH Tên, loại văn bản Số hiệu văn bản Ngày ban hành Ngày văn bản có hiệu lực Cơ quan ban hành văn bản Trích yếu văn bản Trích lược nội dung cần thẩm định
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
  ……………                
  ……………                
  ……………                
  ……………                
  ……………                

Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.

 

Ngày ……. tháng …… năm ………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn lập:

  1. Mục đích: tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  2. Trách nhiệm lập: đơn vị.
  3. Thời gian lập: khi có phát sinh.
  4. Căn cứ lập: các loại giấy tờ theo mục 2 Phụ lục 01; Phụ lục 02; Phụ lục 03. Ghi rõ bản chính/ bản sao/ bản chứng thực của giấy tờ.
  5. Phương pháp lập:
  • Chỉ tiêu hàng ngang:
    • Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).
    • Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].
  • Chỉ tiêu theo cột:
    • Cột 1: ghi số thứ tự.
    • Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.
    • Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.
    • Cột 4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận ...).
    • Cột 5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC ...).
    • Cột 6: ghi ngày ban hành văn bản.
    • Cột 7: ghi ngày văn bản có hiệu lực.
    • Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành ...; Công ty A ...).
    • Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng ...).
    • Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH.

7. Các thắc mắc thường gặp về cho người khác mượn hồ sơ làm sổ BHXH.

Cho người khác mượn hồ sơ đóng BHXH bị xử lý thế nào?

Tại khoản 4 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, gồm:

  • Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Phải làm gì khi cho người khác mượn hồ sơ đóng BHXH?

  • Bước 1: Người mượn hồ sơ phải đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (nơi làm việc) để trình báo về việc đi mượn hồ sơ của người khác.
  • Bước 2: Căn cứ vào Công văn trên, Biên bản (nếu có) và Phiếu nộp phạt vi phạm hành chính, người mượn hồ sơ hoặc đơn vị sẽ mang đến BHXH tỉnh (bộ phận một cửa Tiếp nhận hồ sơ) kèm theo các hồ sơ sau để làm thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ BHXH, cấp lại (hoặc cấp mới) sổ BHXH.

Trường hợp nào sẽ không thực hiện việc điều chỉnh nhân thân đối với các trường hợp người lao động mượn hồ sơ người khác?

  • Các trường hợp cấp sổ BHXH phát sinh sau ngày 01/01/2015, BHXH Thành phố sẽ không thực hiện việc điều chỉnh nhân thân đối với các trường hợp người lao động mượn hồ sơ người khác để xin việc làm và đăng ký tham gia BHXH.

Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ sẽ giải quyết như thế nào?

    • Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
    • Nộp hồ sơ giải quyết theo PGNHS gộp sổ (304/…/SO).
    • Bộ phận thu nhập quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận (nếu có).
    • Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”.

✅ Giải quyết: Mượn hồ sơ làm BHXH
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Thông
    Mình bị trùng số sổ bảo hiểm xã hội giờ xin cấp lại sổ cần phải làm gì để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội ak
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo