![Chức danh chính ủy là gì](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/07/chuc-danh-chinh-uy-la-gi.jpg)
Chức danh chính ủy là gì
1. Chính ủy là gì?
- Giống nhau: Cả hai chức danh đều chỉ người lãnh đạo đứng đầu, chuyên trách vấn đề chính trị trong quân đội và được biên chế từ cấp đại đội trở lên.
- Khác nhau: Trong cấp đại đội và tiểu đoàn sẽ gọi là chính trị viên và các cấp cao hơn tiểu đoàn mới được gọi là chính ủy. Hiểu đơn giản là cách gọi dựa trên phân cấp đơn vị trong quân đội.
2. Nhiệm vụ của chính ủy
- Xây dựng tổ chức vững mạnh về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức trong đó mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có năng lực và tinh thần cao hoàn thành nhiệm vụ.
- Tham gia công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt nâng cao mối quan hệ đoàn kết, bền chặt giữa đơn vị bộ đội và nhân dân trên địa bàn đang đóng quân.
- Hợp tác trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng và tin cậy với chỉ huy đơn vị để đưa ra các đề xuất về công tác chính trị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cũng như báo cáo lên cấp trên.
- Chỉ đạo công tác khen thưởng đối với người có công với cách mạng và các chế độ chính sách đối với cán bộ chiến sĩ trong đơn vị theo thẩm quyền được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ của đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học xã hội để nâng cao năng lực về công tác chính trị và công tác đảng trong đơn vị.
3. Đặc điểm của chính ủy
Chức danh chính ủy được bổ nhiệm bởi cơ quan cấp trên có thẩm quyền, thường là Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an. Quy trình bổ nhiệm thường dựa trên năng lực, phẩm chất chính trị và quá trình công tác của cá nhân được đề cử.
Người đảm nhận chức danh chính ủy thường phải có phẩm chất chính trị vững vàng, hiểu biết sâu sắc về công tác Đảng, công tác chính trị, có năng lực lãnh đạo và quản lý tốt, cùng với kinh nghiệm công tác trong các đơn vị quân đội hoặc công an.
Chính ủy thường tham gia vào các quyết định chiến lược của đơn vị, đặc biệt là những quyết định liên quan đến công tác Đảng, công tác chính trị và tư tưởng. Chính ủy thường cùng với chỉ huy trưởng quyết định các phương hướng, nhiệm vụ và chiến lược của đơn vị.
![Đặc điểm của chính ủy](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/07/dac-diem-cua-chinh-uy.jpg)
Đặc điểm của chính ủy
4. Một số nội dung biện pháp công tác Đảng, công tác chính trị của Chính ủy
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chức trách của mình đối với nhiệm vụ trong phòng, chống “diễn biến hoà bình”, “phi chính trị hoá quân đội” của các thế lực thù địch, chính ủy, chính trị viên cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp công tác đảng, công tác chính trị sau:
Một là, chỉ đạo triển khai công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống “diễn biến hoà bình”, “phi chính trị quân đội”.Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, bảo đảm cho việc hoàn thành nhiệm vụ của người chính uỷ, chính trị viên trên nhiệm vụ này.
Hai là, tập trung giáo dục củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với người chỉ huy tập trung chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thiện và luyện tập thành thục các phương án chiến đấu, không để bị bất ngờ.
Bốn là, chỉ đạo, duy trì chặt chẽ công tác quản lý nội bộ, ngăn chặn và đập tan mọi hoạt động thâm nhập, phá hoại đơn vị, quân đội của địch.
Năm là, chỉ đạo phát huy vai trò của các cấp uỷ đảng, người chỉ huy, các tổ chức trong đơn vị tổ chức phòng, chống “diễn biến hoà bình”, “phi chính trị hoá quân đội”.
Sáu là, chỉ đạo chặt chẽ việc phối kết hợp với cấp uỷ chính quyền và đơn vị bạn, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của địa phương vững mạnh toàn diện, ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu của kẻ thù trên địa bàn đóng quân.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Chức danh chính ủy là gì?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận