Chính thể Cộng Hòa là gì ? [Cập nhập 2024]

Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu về Chính thể Cộng Hòa là gì thông qua bài viết dưới đây.

1. Chính thể Cộng Hòa là gì ?

Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.

Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống. Cộng hoà đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp. Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc).

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong nhiệm kì nhất định. Đây cũng là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạngcơ bản là: Chính thể cộng hòa tổng thống cộng hòa đại nghị.( Ngoài ra còn có cộng hòa hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị).
Điểm giống nhau giữa hai hình thức chính thể này là:
- Về cơ bản, các tàn tích của chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ.
- Đều là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ.
- Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước do nhân dân bầu ra theo nhiệm kì nhất định. Nghị viện có quyền ban hành Hiến pháp và luật.
- Đều là hình thức cộng hòa dân chủ, tức là quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực nhà nước về mặt pháp lí được quy định thuộc về nhân dân.

Các nước xã hội chủ nghĩa là những nước theo chính thể cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.

Chinh The Cong Hoa

2. Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

Chính thể quân chủ Chính thể cộng hòa
- Là chính thể mà toàn bộ hoặc một phàn quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương...) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập). - Là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.
- Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cá nhân (vua, hoàng đế, quốc vương...). - Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cơ quan (ví dụ: Quốc hội của Việt Nam) hoặc một số cơ quan (ví dụ: Nghị viện, Tổng thống và Tòa án tối cao ở Mỹ).
- Phương thức trao quyền lực tối cao cho nhà vua chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong vương, bầu cử hoặc tiếm quyền... - Phương thức trao quyền lực cho cơ quan quyền lực tối cao là bằng bầu cử (ví dụ ở Việt Nam) hoặc chủ yếu bằng bầu cử (ví dụ ở Mỹ).
- Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là suốt đời và có thể truyền ngôi cho đời sau. - Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là chỉ trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ) và không thể truyền lại chức vụ cho đời sau.
- Nhân dân không được tham gia vào việc lựa chọn nhà vua cũng như giám sát hoạt động của nhà vua. - Nhân dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cũng như giám sát hoạt động của cơ quan này.
- Chính thể quân chủ gồm các dạng: quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối). Riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện). - Chính thể cộng hòa gồm hai dạng: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Riêng chính thể cộng hòa dân chủ lại có các dạng tương ứng với các kiểu nhà nước là cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

 

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Chính thể Cộng Hòa là gì mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo