Chính sách kinh tế là gì? Thông tin cần biết [Mới 2024]

Trong lĩnh vực kinh tế và xây dựng chính sách, chúng ta thường được nghe nhiều đến thuật ngữ “chính sách kinh tế”. Vậy chính sách kinh tế là gì? Chính sách kinh tế được pháp luật quy định như thế nào? Qúa trình xây dựng chính sách và quy định về phân loại các chính sách ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu chi tiết về nội dung này trong bài viết dưới đây qua những văn bản pháp lý mới nhất cập nhật 2023.

Chính sách kinh tế là gì?
Chính sách kinh tế là gì?

1. Khái niệm chính sách kinh tế là gì?

- Định nghĩa chính sách kinh tế là gì được hiểu là khái niệm để chỉ các hoạt động của chủ thể là Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ thực hiện để tác đọn đến nền kinh tế của quốc gia theo một định hướng và lộ trình trong khoảng thời gian nhất định được xây dựng cụ thể.

- Theo đó, những chính sách kinh tế này được thực hiện nhằm để đạt được các mục tiêu về kinh tế của một quốc gia. Ví dụ về các chính sách kinh tế như: Chính phủ xây dụng chính sách thuế (thuế suất, biểu thuế), chính sách lãi suất và chi tiêu của Chính phủ.

- Tại Điều 51, Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Đây chính là một trong những chính sách kinh tế nền tảng định hướng cho toàn bộ các chính sách của các lĩnh vực thuộc nền kinh tế khác của nước ta được Nhà nước định hướng và xây dựng.

2. Phân loại và chức năng của chính sách kinh tế

Các loại hình chính sách kinh tế là gì

Dựa vào hệ thống các thành phần kinh tế và hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau có thể phân loại chính sách kinh tế như sau, gồm:

- Chính sách kinh tế nhằm xây dựng ổn định kinh tế vĩ mô

- Chính sách kinh tế thương mại

- Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

- Chính sách thuộc các nội dung có liên quan đến việc phát triển kinh tế

- Chính sách pháp lý nhằm xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát trinh trong hoạt động kinh doanh - sản xuất và những hoạt động khác diễn ra trong nền kinh tế.

Chức năng của chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế có các chức năng cơ bản dưới đây:

- Chức năng phân bổ: Chính Phủ xây dựng chính sách để giải quyết các vấn đề về phân bổ ngân sách.

- Chức năng ổn định: Chính sách kinh tế giúp kiểm soát lãi suất và lạm phát.

- Chức năng phân phối: Đây là chức năng của chính sách kinh tế liên quan trực tiếp đến thuế. Đó là khi Chính Phủ xây dựng chính sách thuế phù hợp với từng tầng lớp kinh tế và những lĩnh vực khác nhau.

3. Quy trình xây dựng chính sách kinh tế theo quy định

Hiện nay, quy trình xây dựng chính sách kinh tế được thực hiện theo các bước sau:

- Thứ nhất, thiết lập nghị trình chính sách

+ Lựa chọn các vấn đề xã hội để đưa vào nghị trình chính sách.

+ Đây là những vấn đề cần thiết phải ban hành chính sách để giải quyết để không còn gây cản trở sự phát triển của kinh tế, bức xúc của xã hội.

- Thứ hai, xây dựng và đề xuất phương án chính sách

+ Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích xoay quanh vấn đề xã hội trên để đề xuất các phương án, các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề đó phù hợp.

+ Gồm các hoạt động: 

  • Phân tích vấn đề
  • Xác định mục tiêu cần đạt được khi xây dựng chính sách
  • Thiết kế phương án
  • Đánh giá đối với từng phương án
  • Lựa chọn phương án phù hợp nhất

- Thứ ba, hợp pháp hóa chính sách

+ Đây là giai đoạn mà những cá nhân và cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành các văn bản pháp luật hoặc tại các văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan thực hiện hoạt động đánh giá và thẩm tra để thông qua/phê chuẩn phương án chính sách.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Chính sách kinh tế là gì?

Chính sách kinh tế là gì được hiểu là khái niệm để chỉ các hoạt động của chủ thể là Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ thực hiện để tác đọn đến nền kinh tế của quốc gia theo một định hướng và lộ trình trong khoảng thời gian nhất định được xây dựng cụ thể.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ  tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến chính sách kinh tế là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc nào khác về chính sách kinh tế hoặc liên quan đến các vấn đề pháp lý ở các lĩnh vực khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và cung cấp các dịch vụ pháp lý cam kết về chất lượng và uy tín. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!

Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.

Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.

✅ Kiến thức: Chính sách kinh tế
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo