Chính sách giá là gì? (Cập nhật 2024)

Với xã hội 4.0 như hiện nay, lĩnh vực Marketing là một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế, ngày càng phát triển và mở rộng hơn. Chính sách giá là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực này. Vậy chính sách giá là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Chính sách giá là gì?

Chính sách giá là những phương pháp, kế hoạch được nghiên cứu, đưa ra để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách giá không mang tính ổn định, lâu dài bởi nó thay đổi theo thị trường.
Như vậy, chính sách giá được hiểu là chiến lược định giá đề cập đến các quy trình và phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để xác định mức giá phù hợp cho các sản phẩm và dịch vụ của họ dựa trên nhiều yếu tố.
Chính sách giá thường không mang tính ổn định, lâu dài bởi thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải đưa ra những phương án, chính sách giá mới phù hợp hơn và có thể cạnh tranh với đối thủ.
Chính Sách Giá Là Gì
Chính sách giá là gì

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá

2.1. Yếu tố bên trong

  • Các mục tiêu marketing: mục tiêu phổ biến nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Với mục tiêu này doanh nghiệp sẽ quyết định mức giá tiêu thụ cao nhất có thể tức là thị trường còn chấp nhận được và vẫn có khả năng cạnh tranh
  • Quan hệ giữa giá với yếu tố thuộc marketing mix khác, bao gồm: Product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và promotion (quảng bá). Bởi giá là một trong những công cụ marketing để doanh nghiệp tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó giá phải đồng bộ, nhất quán với các chiến lược marketing mix khác
  • Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chính sách giá. Để có thể sử dụng giá làm công cụ xâm nhập, phát triển và cạnh tranh doanh nghiệp buộc phải kiểm soát được chi phí và tìm kiếm giải pháp giảm chi phí
  • Các yếu tố khác: Đặc trưng của sản phẩm, mô hình quản lý…

2.2. Yếu tố bên ngoài

  • Đặc điểm thị trường
  • Cạnh tranh
  • Các yếu tố khác: môi trường kinh tế, sự can thiệp của chính phủ.

3. Chính sách giá trong Marketing

3.1.Định giá thâm nhập thị trường

Để sản phẩm của doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường sản phẩm không chỉ có chất lượng mà còn cần phải cạnh tranh, mà giá là một cách để cạnh tranh rất tốt. Lúc này doanh nghiệp cần có chính sách giảm giá ban đầu sẽ mất lợi nhuận, tuy nhiên theo thời gian sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn, lượng mua sẽ tăng đều và ổn đinh. Với chính sách này sẽ phù hợp với các sản phẩm có chu kỳ sống lâu.

3.2. Định giá ở mức cao cấp

Là việc doanh nghiệp tăng mức giá cao hơn các đối thủ khác. Mục tiêu: thu hút khách hàng bằng cách đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy”
Cơ hội/thách thức: doanh nghiệp phải thực sự mang đến cho khách hàng giá trị tương xứng với số tiền. Ngoài chất lượng, doanh nghiệp phải đầu tư vào thiết kế bao bì, quảng cáo hay hậu mãi…

3.3. Định giá hớt váng

Đây là cách mà doanh nghiệp "hớt phần ngon" đầu tiên trên thị trường về. Theo đó doanh nghiệp ban đầu sẽ ra giá cao nhất có thể mà những phân khúc thị trường có thể chấp nhận được, sau đó khi mức tiêu thụ giảm xuống thì doanh nghiệp lại áp dụng các chương trình giảm giá để lại thu hút khách hàng, đồng thời tạo sức cạnh tranh áp lực cho đối thủ của mình.
Điều kiện để thực hiện chính sách về giá hớt váng sữa:
  • Nhu cầu về sản phẩm  cao
  • Chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh sản phẩm hỗ trợ được giá cao
  • Đối thủ khó tham gia để cạnh tranh
Hình thức này sẽ rất  thích hợp cho các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao mang tính độc quyền

3.4. Tăng giá trị sản phẩm nhưng không đổi giá

Với chính sách này, doanh nghiệp sẽ đem phần lợi đến cho khách hàng nhờ khả năng cạnh tranh khốc liệt trên 3 trường hợp:
  • Sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường nhưng phải chất lượng hơn, tốt hơn và giá bán thấp hơn để cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ và tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường
  • Nếu đối thủ hạ giá xuống để tạo sức cạnh tranh với bạn, bạn buộc phải tạo thêm giá trị cho sản phẩm của mình, nhưng không thể tăng giá, vì nếu tăng giá  thì chính bạn sẽ làm mất khách hàng của mình.
  • Nên bổ sung chi phí công nghệ mới vào việc nâng giá trị sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm sâu thị trường.

3.5. Định giá theo vị trí địa lý

Là ở mỗi vị trí địa lý khác nhau, doanh nghiệp có sự điều chỉnh giá để phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu chung của khách hàng ở địa phương đó.

3.6. Định giá lẻ

Là chiến lược định giá dựa trên tâm lý, phản ứng tích cực của khách hàng. Chiến lược này nhằm tăng nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo ra một ảo tưởng về giá trị nâng cao cho người tiêu dùng.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về chính sách giá, mời quý bạn đọc tham khảo thêm về thị trường marketing cũng như quy trình để thành lập công ty marketing.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc chính sách giá là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện chính sách trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo