Chính sách một con là gì? Tại sao Trung Quốc bỏ chính sách một con?

Với dân số 1,4 tỉ người, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Chính sách một con được ban hành vào năm 1979 với mục tiêu kiểm soát cuộc khủng hoảng về dân số đã khiến nước này khó khăn để đáp ứng nhu cầu về nước và các nguồn tài nguyên khác. Theo chính phủ Trung Quốc, chính sách này đã ngăn chặn được khoảng 400 triệu ca sinh đẻ, theo NBC News ngày 29.10. Chính sách một con đã tác động lớn đến xã hội, kinh tế và bản sắc Trung Quốc, bị chỉ trích đã kéo theo tình trạng nạo phá thai, triệt sản, mất cân bằng giới tính, nạn buôn bán trẻ em.

Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 29.10 thông báo bãi bỏ chính sách một con tồn tại trong suốt 35 năm qua ở nước này. Lý do thực sự của sự thay đổi này là gì?

151727 Danh Gia Hieu Qua Cua Chinh Sach Hai Con O Trung Quoc

Chính sách một con là gì? Tại sao Trung Quốc bỏ chính sách một con?

1. Chính sách một con là gì?

Chính sách một con (tiếng Hán giản thể: 计划生育政策; bính âmjìhuà shēngyù zhèngcè) là chính sách kiểm soát dân số, chính sách quốc gia cơ bản của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được áp dụng từ năm 1979 và được thay thế bằng chính sách hai con vào năm 2015. Tên chính thức do Chính phủ Trung Quốc đặt là "Chính sách kế hoạch hóa gia đình". Kể từ khi ra đời, chính sách này đã có nhiều thay đổi, mở rộng dần số con được phép sinh ra với một số đối tượng. Chính sách này hạn chế mỗi một cặp vợ chồng ở thành thị chỉ được sinh một con, những trường hợp ngoại lệ áp dụng đối với các cặp vợ chồng ở nông thôn có con gái đầu lòng, các dân tộc thiểu số và những cặp vợ chồng là con một. Chính sách một con không áp dụng với đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao, nơi được thiết lập chính sách kế hoạch gia đình riêng.

2. Mục tiêu chính sách một con của Trung Quốc

Mục tiêu ban đầu của chính sách một con là kinh tế: làm giảm nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, duy trì tỷ lệ lao động ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm lao động thặng dư.

Người phát ngôn của Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình quốc gia cho biết khoảng 35,9% dân số Trung Quốc nằm trong phạm vi của chính sách một con, 52,9% trong phạm vi của chính sách một con và một nửa, 11% có thể sinh hai con hoặc nhiều hơn.

Tỉ lệ nam nữ sinh ra trong năm 2005 đạt 118,9:100, điều này đồng nghĩa rằng số bé trai nhiều hơn 20% so với bé gái. Sự mất cân bằng nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng trong hai hoặc ba thập kỷ tiếp theo. Theo các thống kê dân số, số dân vẫn tăng tuy nhiên tỉ lệ sinh có sự suy giảm mạnh.

Dân tộc thiểu số có sự tăng nhanh hơn so với người Hán, từ năm 1953 chiếm 6,06% dân số, đến năm 1982 6.7% và 2010 là 8,49%. So sánh kết quả cuộc điều tra dân số toàn quốc lần thứ nhất với lần thứ năm, người Hán tăng 5,74%; trong khi đó dân tộc thiểu số tăng 6,92% (hơn 1,2 lần).

3. Thực tiễn thực hiện chính sách một con tại Trung Quốc

Những cặp vợ chồng vi phạm chính sách một con phải đóng một phức phạt cao gấp nhiều lần so với thu nhập bình quân thông thường của họ. Năm 2000, chính quyền Trung Quốc gọi mức phạt sinh con thứ hai là "phí đóng góp cho xã hội" chứ không phải tiền phạt, chi phí này nhằm trang trải những "thiệt hại" cho xã hội do đứa con thứ hai của các gia đình gây ra. Riêng năm 2010, tổng tiền phạt thu về khoảng 20 tỉ nhân dân tệ. Mức phạt cho từng cặp vợ chồng được chính quyền các địa phương tự định ra tính theo thu nhập của gia đình vi phạm và nhiều yếu tố khác.

Nếu gia đình không đóng khoản phí này, những đứa con ngoài chính sách không được đăng ký khai sinh, không có tên trong hộ khẩu, không được cấp chứng minh thư, không được tham gia vào hệ thống bảo hiểm cũng như không được hưởng hệ thống giáo dục, sức khoẻ của nhà nước. Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc năm 2011, có 13 triệu người dân Trung Quốc không được xã hội thừa nhận do không có hộ khẩu. Trong trường hợp người mẹ bị phát hiện đang mang thai ngoài chính sách và không có khả năng đóng tiền phạt sẽ bị cưỡng ép phá thai. Một số trường hợp phá thai cưỡng bức dẫn đến thai phụ bị thiệt mạng. Ngoài ra, một số biện pháp khác cũng được thi hành như đặt vòng tránh thai cho phụ nữ có một con, triệt sản cho phụ nữ có hai con. Chính quyền một số tỉnh như Quảng Đông từng đề ra chiến dịch chống "ba không" (không chứng minh thư, không hộ khẩu, không giấy phép tạm trú), bao gồm bắt giữ, đánh đập và giam giữ những người công dân không hộ khẩu.

Riêng ở một số địa phương kém phát triển, khoản tiền phạt này là một trong những khoản thu chủ yếu của chính quyền. Điều này được cho là lý do của việc mạnh tay chống phá thai nhằm buộc người dân đóng tiền phạt.

Một số nghệ sĩ nổi tiếng từng bị phạt như:

  • Hác Hải Đông: cựu cầu thủ bóng đá, bị phạt 50.000 nhân dân tệ vì sinh con thứ hai.
  • Tôn Nam: ca sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc, bị phạt vì sinh con thứ hai.
  • Trương Nghệ Mưu: đầu năm 2014, Cục Kế hoạch hóa gia đình huyện Tân Hồ, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô tuyên bố mức phạt cho việc sinh đứa con thứ ba của ông là 7,5 triệu nhân dân tệ, được cho là căn cứ vào thu nhập của vợ chồng đạo diễn Trương trong những năm trước. Đây là mức phạt cao nhất từ trước đến nay.

4. Tại sao Trung Quốc bỏ chính sách một con?

4.1. Chính sách cũ chẳng đi đến đâu

Các hộ dân ở nông thôn và tộc người thiểu số từ lâu được phép có 2 con mà không bị phạt nếu con đầu là nữ. Năm 2013, các cặp vợ chồng là con một cũng được phép sinh 2 con. Khi tầng lớp trung lưu tăng dần lên và thu nhập tăng, nhiều cặp vợ chồng dư dả ra nước ngoài để sinh con, gần thì tại Hồng Kông, còn xa thì sang Mỹ, tạo ra ngành công nghiệp du lịch sinh con. Vì vậy, đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định xóa bỏ chính sách một con tồn tại từ lâu.

4.2. Lý do kinh tế

Năm 2013, chính phủ thông báo sáp nhập cơ quan giám sát chính sách một con là Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và dân số quốc gia vào Bộ Y tế. Và sau đó chính phủ cũng chuyển trách nhiệm lên kế hoạch nhân khẩu cho cơ quan lên kế hoạch kinh tế là Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia.

Kinh tế chính là yếu tố quyết định khiến Trung Quốc thay đổi chính sách tồn tại hàng thập niên này, theo NBC News. Một trong những thách thức thúc đẩy Trung Quốc tạo ra sự thay đổi, từ một gã khổng lồ về sản xuất hàng thứ cấp trở thành nền kinh tế hàng đầu về tiêu dùng, chính vì nước này không thể duy trì được lực lượng lao động giá rẻ.

Trung Quốc hiện không có đủ người trẻ để tăng cường nguồn lao động giá rẻ cho các ngành công nghiệp sử dụng lao động phổ thông. BBC dẫn dữ liệu của công ty thống kê Statista cho biết, đến năm 2050, một phần tư dân số Trung Quốc ở độ tuổi 65 trở lên.

Lý do thứ hai là vì dân số Trung Quốc đang già đi nhưng không có đủ sự chăm sóc. Gánh nặng đổ dồn lên vai con cái họ. Những cặp vợ chồng chỉ có một con, thì đứa con đó đương nhiên phải một mình chăm sóc cho cả cha mẹ lẫn ông bà, thay vì được san sẻ nếu có anh chị em.

Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng thậm chí không đủ khả năng để sinh con thứ hai. Theo NBC News, nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc năm 2007 khi được hỏi muốn có 2 con không, đều trả lời là không. Chi phí cho cuộc sống tại các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải rất đắt đỏ và họ muốn dồn hết mọi điều tốt đẹp cho đứa con duy nhất. Cuộc cải cách chính sách năm 2013 cũng không làm câu trả lời khác đi.

“Chúng tôi thiếu sự hỗ trợ từ xã hội đối với các gia đình 2 con. Trung Quốc không cung cấp trợ cấp cũng như giáo dục miễn phí”, một người dân Bắc Kinh nói.

Các nhà nhân khẩu học cũng cho rằng việc thay đổi cũng không có nghĩa là sẽ làm đảo ngược tình trạng tỉ lệ sinh giảm, và việc đảng Cộng sản Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con là một quyết định chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Chính sách 1 con của Trung Quốc mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo