Chính quyền là gì? Những điều cần biết

Chính quyền có thể được coi chính là một bộ máy điều hành của một quốc gia. Trong đó, sự phát triển, tương lai của một quốc gia hầu như đều sẽ phụ thuộc vào chính quyền của quốc gia đó. Vậy, chính quyền là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

Chính quyền là gì
Chính quyền là gì

1. Chính quyền là gì

Hiện nay, vẫn chưa hề có một khái niệm chính xác nhất cho câu hỏi chính quyền là gì. Tuy nhiên, theo thực tế cũng như căn cứ theo Hiến pháp 2013 đã quy định, có thể hiểu: Chính quyền chính là bộ máy điều hành, quản lý các công việc của Nhà Nước

Trong đó, chính quyền được phân chia làm 02 loại bao gồm:

- Chính quyền trung ương

- Chính quyền địa phương

2. Khái niệm về chính quyền địa phương và chính quyền trung ương

Hiện nay, theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương bao gồm tất cả các cơ quan Nhà Nước đóng ở địa phương mà các hoạt động của các cơ quan đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, … Bên cạnh đó, theo nghĩa hẹp, “chính quyền” địa phương sẽ chỉ bao gồm là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Bên cạnh đó, chính quyền trung ương lại là cơ quan Nhà Nước bao gồm các cơ quan tập trung cho các nhiệm vụ vĩ mô như: quốc phòng, ngoại giao, điều tiết nền kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật, … Trong đó, chính quyền trung ương có chức năng quản lý, điều hành đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại, … thông qua các việc như ban hành hệ thống pháp luật; xây dựng hệ thống chính sách; lập quy hoạch, kế hoạch trong từng lĩnh vực, … và đặc biệt là quản lý và điều hành hệ thống chính quyền địa phương

3. Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương

Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của Nhà Nước ta chính là nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Trước đây, chính quyền địa phương là cơ quan thừa hành triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách và chỉ tiêu do chính quyền trung ương hoạch định sẵn, các nguồn lực do chính quyền trung ương quyết định nên tính độc lập và tự chủ của chính quyền địa phương rất thấp

Đến nay, với sự đổi mới và cải cách trong bộ máy Nhà Nước theo thời gian, bộ máy chính quyền và mối quan hệ giữa chính quyền các cấp đã và đang có sự thay đổi. Như đã đề cập ở trên, chính quyền trung ương sẽ tập trung cho các nhiệm vụ vĩ mô như quốc phòng, ngoại giao, điều tiết nền kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật, … Còn chính quyền địa phương sẽ được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình.

Trong đó, mặc dù chính quyền trung ương giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối với chính quyền địa phương nhưng chính quyền địa phương cũng có sự độc lập nhất định trong việc quyết định, quản lý Nhà Nước về kinh tế - xã hội ở địa phương theo quy định pháp luật. Ngoài việc thực hiện đúng theo chủ trương của Nhà Nước, chính quyền địa phương như: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quận, huyện, … còn có thẩm quyền quyết định các chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù nhằm phát huy tiềm năng của địa phương mình quản lý. Sự độc lập giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương còn thể hiện qua việc chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương về kết quả hoạt động của bản thân chính quyền địa phương

Trên đây là những tư vấn của ACC đối với câu hỏi: chính quyền là gì của quý độc giả. Mong rằng sau khi đã theo dõi bài viết, nay quý độc giả đã có thể hiểu rõ hơn chính quyền là gì cũng như là những mối quan hệ, đặc điểm của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương của nước ta.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về bộ máy Nhà Nước của nước ta, quý độc giả có thể tìm đọc tại đây

4. Câu hỏi thường gặp

Phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc gì?

+ Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;

+ Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ;

Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh?

+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

+ Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh?

– Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

– Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

– Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện?

– Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra.

– Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

– Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo