Chiến lược thương hiệu là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu? Tại sao phải xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp. Bài viết sau đây sẽ làm rõ chiến lược thương hiệu là gì và những vấn đề liên quan đến chiến lược thương hiệu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết được chiến lược thương hiệu là gì bạn nhé.
Chiến lược thương hiệu là gì
1. Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là cách xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất lâu dài. Mục đích định vị thương hiệu là tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành được những mục tiêu cụ thể.
Nếu doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch thương hiệu thì rất dễ tạo ra những xung đột trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Điều này khiến cho các hoạt động trở nên không nhất quán, hình ảnh thiếu hấp dẫn và không để lại được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.
2. Chiến lược xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có một chiến lược chi tiết và phù hợp, sáng tạo của từng doanh nghiệp. Để làm nên một thương hiệu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những vần đề sau:
+ Định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế cần phải có một chiến lược cụ thể để định hướng các hoạt động và xử lí các sự cố xẩy ra. Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp. Vì thế chiến lược thương hiệu phải gắn liền với chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
+ Đánh giá SWOT
Doanh nghiệp cần phân tích được những thuận lợi và khó khăn của mình để từ đó tìm ra hướng đi riêng phù hợp. Ma trận SWOT: Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức là một trong những phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Việc phân tích chính xác những yếu tố của SWOT đã mang lại cho nhiều Doanh nghiệp những thành công ngoài mong đợi.
Mô hình SWOT được ưa chuộng còn bởi các lý do như: Dễ thực hiện trong từng giai đoạn khác nhau và phù hợp với bất kỳ mô hình kinh doanh nào
+ Đặt tên, logo và slogan
Tên thương hiệu nên đặt theo công thức sau: Dễ nhớ, không trùng lặp , ấn tượng, ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có tính văn hoá và gắn liền với đặc tính hoặc chất lượng hàng hoá ... nếu muốn trở thành một Thương hiệu lớn, cần:
Sự khác biệt và truyền cảm.
Đã được thử thách qua thời gian.
Tên gọi: Không nên dài quá 3 từ. Tên gọi có thể thay thế Logo và được sử dụng như Logo chỉ khi đảm bảo được yếu tố: Khác biệt và gợi cảm. Nếu tên gọi đi kèm với Logo, cũng cần được thiết kế như một Logo.
SLOGAN: Một SLOGAN thành công phải chứa đựng Thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Khi sáng tạo SLOGAN, nên tính đến các yếu tố sau:
Quy tắc vàng: “Hướng về Khách hàng”
Có một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó.
* Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc.
* Không phản cảm.
* Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm.
+ Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Vì thương hiệu là “phần hồn” của nhãn hiệu, là uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng nên ngay cả khi doanh nghiệp đã có đầy đủ logo, tên gọi, đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, được pháp luật công nhận và bảo hộ... thì cũng chưa thể khẳng định Doanh nghiệp đã có thương hiệu.
Trên thực tế, các thương hiệu thành công thường là những thương hiệu mang lại nhiều cảm xúc, có tính cách riêng, có hình tượng đặc trưng và được chuyển tải cùng với thông điệp phù hợp.
+ Vạch kế hoạch xây dựng và quản trị thương hiệu
Mọi hoạt động, dù nhỏ nhất của doanh nghiệp cũng có thể trở thành Chương trình phục vụ cho Hoạt động Quảng bá và Quản trị Thương hiệu. Ngài Ralph Larson, Tổng Giám đốc hãng Johnson & Johnson đã phát biểu: “Danh tiếng phản ánh thái độ mà bạn bày tỏ hàng ngày và từ những việc nhỏ nhất . Cách mà bạn quản lý Danh tiếng của mình là cố gắng nghĩ đến nó và cố gắng làm đúng – hàng ngày ”.
Xây dựng và Quản trị thương hiệu không phải là một hoạt động có thể làm trong một vài tuần/ vài tháng/ hay vài năm. Thương hiệu, xét về bản chất, cũng giống như Một Con người; cần có sự chăm chút và tự nỗ lực vận động không ngừng để tồn tại/ phát triển và khẳng định vị trí trong cộng đồng. Điều đó cũng lý giải một thực tế là, các Thương hiệu mạnh/ hàng đầu thường thuộc về những Doanh nghiệp chú trọng nhiều nhất và chi tiết nhất đến hoạt động Quản trị Thương hiệu.
Việc xây dựng và quản trị thương hiệu là hoạt động đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Tuy nhiên, có thể được thực thi dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp.
3. Vì sao phải xây dựng chiến lược thương hiệu
Một lý do rất quan trọng mà doanh nghiệp cần biết đó là thương hiệu góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khủng hoảng.
Khi một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, thường sẽ gặp những khó khăn như kinh doanh thua lỗ, thị trường chưa ổn định nhưng giá trị của thương hiệu vẫn là số dương. Bởi, thương hiệu là một loại tài sản vô hình không bị khấu hao như những loại tài sản hữu hình khác. Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay thậm chí phá sản thì thương hiệu vẫn có giá trị, nếu các doanh nghiệp khác muốn sở hữu lại thương hiệu đó thì sẽ phải trả một số tiền phù hợp so với định giá của thương hiệu.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu tức là doanh nghiệp đã có chỗ đứng trong lòng của một tập khách hàng nhất định, đây là tập khách hàng trung thành. Nhờ có tập khách hàng trung thành tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn so với những thương hiệu chưa được nhiều người biết đến.
Bài viết trên là giải đáp cho những câu hỏi chiến lượng thương hiệu là gì, làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu. Nếu có những thắc mắc liên quan đến chiến lược thương hiệu là gì, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được hỗ trơ và tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận