Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải xác định một chiến lược phát triển thị trường đúng đắn để tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng và chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước.Việc phát triển chiến lược thị trường được xem là một trong những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong điều kiện tác động mạnh mẽ của hội nhập như hiện nay. Vậy Chiến lược phát triển thị trường là gì? (cập nhật 2022)
1. Chiến lược phát triển thị trường là gì?
Chiến lược phát triển thị trường là gì? (cập nhật 2022)
Chiến lược phát triển thị trường (Market Development Strategy) là một chiến lược tăng trưởng kinh doanh tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, sản xuất đến các thị trường chưa được khám phá. Các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược phát triển thị trường để xác định và phát triển các cơ hội mới để bán sản phẩm/ dịch vụ của họ ở những thị trường mới trước đây. Chẳng hạn như: một công ty sản xuất sữa và bán cho khách hàng ở Việt Nam có thể quyết định bắt đầu quảng cáo và bán điện thoại di động tương tự ở Canada để tiếp cận khách hàng mới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường để tạo ra một dòng sản phẩm mới để bán cho khách hàng mới hoặc bán thêm cho khách hàng hiện tại. Ví dụ như, cùng một công ty sản xuất bánh mì có thể quyết định bắt đầu sản xuất sữa. Đây là một sản phẩm mới mà họ có thể bán cho khách hàng hiện tại và quảng cáo cho khách hàng mới.
Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng trong bối cảnh doanh nghiệp đang có hệ thống phân phối, hoạt động marketing có hiệu quả, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất. Để chiến lược phát triển thị trường đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng chiến lược này khi các thị trường mới mà doanh nghiệp sẽ tham gia chưa bão hoà. Có ba cách thực hiện chiến lược phát triển thị trường, bao gồm:
- Tìm thị trường trên các địa bàn mới
- Tìm các thị trường mục tiêu mới
- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm
2. Đặc trưng cơ bản của chiến lược phát triển thị trường là gì?
Cần xác định rõ các mục tiêu cơ bản và phương hướng kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định và tương đối dài ví dụ 5 năm, 10 năm,…
Cần có tính định hướng và quán triệt một cách đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt và đầy biến động.
Phải đảm bảo huy động tối đa kết hợp với tối ưu việc khai thác, sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai để nắm bắt cơ hội giành ưu thế trong cạnh tranh phát triển và chiếm lĩnh thị trường.
Cần duy trì và được phản ánh trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chiến lược phù hợp với thực tế của thị trường.
Chiến lược phát triển thị trường cần xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh. Trong đó, doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các điểm yếu điểm mạnh và xem xét các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược.
3. Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường
Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường
Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng và xác định mục tiêu chiến lược tổng thể của mình trong dài hạn và nhận dạng những vấn đề đặt ra đối với mục tiêu phát triển thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới bao gồm: Nâng cao doanh thu, duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao vị thế cạnh tranh.
Bước 2. Phân tích tình thế thị trường
Công tác nhận dạng tình thế thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường. Việc nhận dạng chính xác tình thế sẽ giúp gắn kết một cách khoa học các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra quyết định. Để phân tích tình thế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích để tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp từ đó nắm bắt thời cơ và giảm thiểu các nguy cơ.
Bước 3: Lựa chọn và thực thi chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển theo chiều rộng: Tức là việc mở rộng quy mô thị trường theo vùng địa lý hoặc mở rộng đối tượng tiêu dùng. Việc mở rộng thị trường theo vùng địa lý thì sản phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp và có khả năng tiêu chuẩn nhất định đối với khu vực thị trường mới. Mở rộng thị trường theo đối tượng tiêu dùng cần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm mới hoặc thu hút thêm đối tượng sử dụng các sản phẩm đã có của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu: Để phát triển thị trường theo hướng này, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc như phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển về phía trước, phát triển ngược,…
Trong bước này, doanh nghiệp cũng cần triển khai các chính sách thực thi để phát triển thị trường như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, xúc tiến thương mại,…
Bước 4: Xác định nguồn lực cần cho chiến lược phát triển thị trường
Phân bổ nguồn nhân lực: Phân bổ nhân lực cần phù hợp với chính sách nhân sự chung của doanh nghiệp trong đó chú ý đến chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên.
Phân bổ ngân sách: Bất kỳ hoạt động nào muốn triển khai cần có chi phí hoạch định phân bổ ngân sách theo quy trình cụ thể.
Phát huy văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo chiến lược: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo chiến lược và phản ánh nhiệm vụ kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược phải phù hợp với văn hóa.
Bước 5: Kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn của từng bước, từng mục tiêu đã đề ra. Sau đó, nếu có sai lệch và nguyên nhân, cần điều chỉnh để làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã xác định. Kiểm soát vừa là quá trình kiểm tra vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng. các nguyên tắc kiểm soát bao gồm: Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả, đúng lúc đúng đối tượng, công khai minh bạch, linh hoạt và đa dạng,…
4. Câu hỏi thường gặp
Chiến lược kinh doanh có mấy cấp độ?
Cấp 1: Cấp độ doanh nghiệp
Cấp độ 2: Cấp độ đơn vị kinh doanh
Cấp độ 3: Cấp độ chức năng
Yếu tố giá trị khách hàng là gì?
Yếu tố khách hàng và cơ hội cạnh tranh được xem là nội dung cốt lõi. Bên cạnh những ý tưởng khác biệt thì chính việc xác định giá trị cốt lõi của mình sẽ giúp doanh nghiệp thu lại lợi nhuận nhanh chóng. Bởi khi xác định được giá trị khách hàng, bạn sẽ đáp ứng tốt những gì mà khách hàng thực sự mong muốn.
Ngoài ra, yếu tố giá trị khách hàng còn là cơ sở, giúp doanh nghiệp vạch ra các kế hoạch chi tiết và làm thỏa mãn những nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng.
Trên đây là bài viết Chiến lược phát triển thị trường là gì? (cập nhật 2022). Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác đừng ngần ngại hãy liên hệ cho ACC theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận