Trong cuộc sống ngày nay, những vấn đề liên quan đến chiếm hữu rất được mọi người quan tâm và chú trọng. Pháp luật cũng đã đặt ra những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy, chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì là như thế nào? Hã cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì.
Chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì
1. Khái niệm chiếm hữu
Trước khi tìm hiểu về chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì, chủ thể cần biết được khái quát về chiếm hữu.
Chiếm hữu là nắm giữ, quản lí tài sản.
Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu.
Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Đây là lần đầu tiên tron Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật quy định về khái niệm chiếm hữu.
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bao gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.
Các chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản tức là trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu goi là chiếm hữu trực tiếp. Chủ thể thực hiện việc chiếm hữu thông qua hành vi của người khác gọi là chiếm hữu gián tiếp. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.
Chiếm hữu của các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quy định từ điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
2. Chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì?
Chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì cụ thể như sau:
Khi thể chế hóa quan hệ sở hữu thành các quy phạm pháp luật được gọi là chế độ sở hữu, trong đó phân biệt rõ các quyền cơ bản là quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng. Kèm theo là các quyền phái sinh, như quyền định đoạt, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp v.v.. Khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất là một cộng đồng thì gọi là sở hữu công cộng (công hữu); khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất là một người hay một vài người thì gọi là sở hữu tư nhân (tư hữu); khi chủ sở hữu đan xen, gồm cả công hữu và tư hữu thì gọi là sở hữu hỗn hợp. Còn sở hữu tư liệu tiêu dùng là sở hữu cá nhân. Thông thường ở mỗi nước cùng tồn tại cả ba loại hình: công hữu, tư hữu và sở hữu hỗn hợp, nhưng nếu sở hữu tư nhân chiếm địa vị thống trị thì gọi là chế độ tư hữu, nếu sở hữu công cộng giữa địa vị thống trị thì gọi là chế độ công hữu.
Mỗi loại hình sở hữu lại bao gồm nhiều hình thức sở hữu phong phú, đa dạng. Thí dụ: sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu nhỏ (như sở hữu của người tiểu nông, người thợ thủ công độc lập hay người làm dịch vụ cá thể) và sở hữu lớn (như sở hữu ruộng đất quy mô lớn của đại địa chủ, sở hữu của các nhà tư bản …). Có thể người chủ đơn vị kinh tế nắm cả ba quyền (quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng tư liệu sản xuất); nhưng cũng có thể người chủ đơn vị kinh tế chỉ nắm quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng tư liệu sản xuất (ruộng đất đi thuê và vốn đi vay) còn quyền sở hữu pháp lý thuộc chủ thể khác (thuộc nhà nước, công xã, hay tư nhân). Nhưng theo đà phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất, có xu hướng tách rời quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng khỏi quyền sở hữu pháp lý. Thí dụ: quyền sở hữu pháp lý về ruộng đất thuộc về nhà nước hay địa chủ, nhưng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng ruộng đất lại thuộc cộng đồng hay tư nhân. Khi phân tích sự phát sinh địa tô, C.Mác đã chỉ ra rẳng ở châu Á nhà vua đồng thời là chủ sở hữu ruộng đất nên địa tô kết hợp làm một với thuế khóa. Ở đây, nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất tối cao. Chủ quyền ở đây là quyền sở hữu ruộng đất, tập trung trên phạm vi cả nước. Nhưng, trong trường hợp đó lại không có quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất, mặc dù vẫn có quyền chiếm hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất, quyền này hoặc là của tư nhân, hoặc là của cộng đồng.
Như vậy, tiêu thức quan trọng nhất để xác định một doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân hay thuộc sở hữu công cộng là quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng tư liệu sản xuất thuộc tư nhân hay cộng đồng.
3. Bảo vệ việc chiếm hữu
Bảo vệ việc chiếm hữu cũng là một phần quan trọng khi tìm hiểu chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì.
Nếu việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm, người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Về trường hợp đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Nếu trường hợp chủ sở hữu quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình. Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Những vấn đề có liên quan đến chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận