Chiếm hữu tài sản ngay tình 30 năm thì có được xác lập quyền sở hữu?

Chiếm hữu ngay tình, theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015, là việc mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Người chiếm hữu ngay tình thực chất không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đang bị chiếm hữu mà bằng cách nào đó họ lại có thể nắm giữ và quản lý tài sản đó trên thực tế. Như vậy, trường hợp nào thì việc chiếm hữu ngay tình sẽ được xác lập thành quyền sở hữu? Liệu rằng chiếm hữu tài sản ngay tình 30 năm thì có được xác lập quyền sở hữu hay không?

tai san bao dam
Chiếm hữu tài sản ngay tình 30 năm thì có được xác lập QSH?

1. Quyền sở hữu là gì?

Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.Trong đó:

  • Quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

2. Chiếm hữu ngay tình là gì?

Chiếm hữu ngay tình, theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015, là việc mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. 

Chiếm hữu ngay tình bao gồm những đặc điểm:

  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không phải trả lại hoa lợi, lợi tức (Điều 131);
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình;
  • Người có lỗi phải hoàn trả lại các chi phí và bồi thường thiệt hại;
  • Nguyên vật liệu chiếm hữu đã tạo ra sản phẩm khác thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu đó là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm;
  • Nếu lấy nguyên vật liệu của người khác và ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu của nguyên vật liệu đó;
  • Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới.

3. Trường hợp chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình có thể hiểu là việc chiếm hữu mà có căn cứ cho rằng người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết rằng bản thân không hề có quyền chiếm hữu với tài sản đang chiếm hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó (căn cứ theo Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015).

Ví dụ như: Anh A trộm của chị B chiếc xe đạp và đến cửa hàng của anh C bán chiếc xe ăn trộm này. Trước đó, anh C biết anh A không hề có chiếc xe đạp nào cũng không bán hộ xe đạp cho bất cứ ai. Trong trường hợp này, anh C mặc dù biết anh A không phải chủ sở hữu của chiếc xe đạp nhưng vẫn mua. Do đó, anh C biết bản thân không thể chiếm hữu chiếc xe đạp nhưng vì ham rẻ nên anh C vẫn mua và chiếm hữu chiếc xe đạp do anh A trộm cắp được.

4. Điều kiện về thời hạn để người chiếm hữu ngay tình được xác lập quyền sở hữu

Trong trường hợp một chủ thể nào đó thực hiện hành vi chiếm hữu bất hợp pháp (không có căn cứ pháp luật) nhưng việc chiếm hữu đó là ngay tình, liên tục, công khai thì căn cứ theo Điều 236 Bộ luật dân sự 2015, chủ thể đó có quyền được trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó khi thỏa mãn điều kiện về thời hiệu, cụ thể như sau:

  • Đối với bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
  • Đối với động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của động sản đó được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, người chiếm hữu tài sản ngay tình 30 năm sẽ có khả năng trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đang bị chiếm hữu đó, nếu tài sản đó là bất động sản. Trong trường hợp tài sản đó là động sản thì người chiếm hữu ngay tình chỉ cần mất 10 năm để có thể trở thành chủ sở hữu.

Tuy nhiên, cần lưu ý Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo đó, thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với tranh chấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai. Với quy định này, việc khởi kiện đòi lại đất sau 30 năm thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nói cách khác, người có cơ sở chứng minh yêu cầu đòi lại đất là hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất theo điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 bất cứ lúc nào.

Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu quyền sử dụng đất vì một lý do nào đó mà sau hơn 30 năm mới tiến hành đòi lại mảnh đất đang bị chiếm hữu ngay tình. Chủ sở hữu có thể áp dụng Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trên đây là nội dung về xác lập quyền sở hữu đối với chiếm hữu tài sản ngay tình trong 30 năm. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo