Chiếm đoạt tài sản là vi phạm gì: dân sự hay hình sự?

Tài sản là một nguồn lực có giá trị kinh tế to lớn do chủ thể là một cá nhân, tập đoàn hoặc quốc gia sở hữu và kiểm soát. Tài sản có những ý nghĩa quan trọng và đem đến cho con người nhiều nguồn lợi. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, hiện nay, các hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi gây ra nhiều hệ quả cho con người. Trong bài viết này ACC sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc Chiếm đoạt tài sản là vi phạm gì: dân sự hay hình sự?

Chiếm đoạt Tài Sản Là Vi Phạm Gì Dân Sự Hay Hình Sự

Phân tích cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? [2023]

1. Chiếm đoạt tài sản là gì?

Chiếm đoạt tài sản là (Hành vi) cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Chiếm đoạt là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó (có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản). Đối tượng của hành vi này chỉ có thể là tài sản còn trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi chiếm đoạt với hành vi chiếm giữ trái phép. Đối tượng của hành vi chiếm giữ trái phép là tài sản đã thoát khỏi sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản hoặc là tài sản chưa có người quản lí. Lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý. Họ biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Trường hợp có sự nhầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lí đều không phải là trường hợp chiếm đoạt.

Hành vi chiếm đoạt coi là bắt đầu khi người chiếm đoạt bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình. Hành vi này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt (đã chiếm đoạt được).

Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn... Tuỳ thuộc vào thủ đoạn chiếm đoạt mà hành vi chiếm đoạt cấu thành tội phạm khác nhau trong nhóm các tội chiếm đoạt.

2. Chiếm đoạt tài sản là vi phạm gì: dân sự hay hình sự?

Chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã đưa ra các quy định cụ thể về một số loại tội phạm mà một trong những dấu hiệu cấu thành nên tội phạm đó chính là hành vi chiếm đoạt tài sản. Căn cứ vào từng tội phạm cụ thể mà Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định căn cứ theo tính chất, dấu hiệu của hành vi mà chủ thể là người phạm tội thực hiện để từ đó làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm đó.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ta thấy rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những dấu hiệu cấu thành nên các tội bao gồm các tội sau: tội cướp tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), tội cướp giật tài sản (Điều 171), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản (Điều 175).

3. Đặc điểm của chiếm đoạt tài sản

– Về mặt khách quan, hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản là: không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản, một bên tham gia hợp đồng đã chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của mình.

– Đối tượng chiếm đoạt là tài sản và quyền tài sản. trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ (tiền VN đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán (ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản này phải có thực, thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.

– Về mặt chủ quan, lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích tư lợi.

Trên đây là bài viết Chiếm đoạt tài sản là vi phạm gì: dân sự hay hình sự? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    Huyền Nguyễn
    E có thắc mắc muốn giải đáp giúp ạ: trường hợp bạn e có vay tiền của bên A và cầm cố chiếc xe oto cho bên A do một ng quen giới thiệu. Bạn e biết bên A qua một ng quen. Hạn vay là 6 tháng do k có phương thức liên lạc với bên A đến gần hạn có xin đc thông tin liên lạc với bên A và Zin khất bên A để thu xếp trả tiền lấy xe và bên A đồng ý, sau đó bạn e có liên lạc lại thì bên A lại k thừa nhận cầm xe của bạn e, sau đó thì k nghe máy chặn liên lạc. Hành vi như vậy có đc xem là cố ý chiếm đoạt tài sản k ạ, mong giải đáp giúp e ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã liên hệ công ty Luật ACC ạ. Mình cho em số điện thoại hoặc liên hệ 19003330 ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo