Quần áo là một trong những mặt hàng thông dụng hiện nay. Ngoài các mặt hàng Việt Nam sản xuất thì quần áo nhập khẩu cũng rất đa dạng trên thị trường. Vậy thủ tục nhập khẩu quần áo diễn ra như thế nào? Quý khách hàng hãy cùng tìm hiểu thủ tục nhập khẩu quần áo qua bài viết dưới đây của ACC.
1. Chính sách nhập khẩu quần áo
Đối với mặt hàng quần áo nhập khẩu mới 100% doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như những hàng hoá thông thường. Riêng đối với quần áo đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hộ kinh doanh cá thể được phép nhập khẩu quần áo mới 100% chưa qua sử dụng vào Việt Nam. Nếu thuộc tường hợp chưa có đăng ký mã số thuế, cá nhân có thể uỷ thác cho 1 Công ty có chức năng kinh doanh XNK, dịch vụ CPN hoặc Đại lý hải quan để làm thủ tục nhập khẩu và phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào Biểu thuế nhập nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính thì mặt hàng:
+ Áo sơ mi, váy, đầm, áo thun ... như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại (nhóm mã HS: 6105; 6104..6206..), có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là: 20%.
- Đối với hàng nhập từ các nước mà Việt Nam có ký Hiệp định thương mại hàng hóa, trong trường hợp có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thỏa mãn các điều kiện theo quy định, hàng hóa của Công ty sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đề nghị Công ty tham khảo mã số HS, cột thời gian áp dụng năm 2016 để biết thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từng nước, vùng lãnh thổ liên quan
2. Thủ tục nhập khẩu quần áo
Thủ tục nhập khẩu quần áo hiện nay
Theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun, … thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo. Do đó, trường hợp nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo thun, … (nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc kiểm tra hàm lượng như nêu trên đã được bãi bỏ, bởi vậy, việc thông quan mặt hàng quần áo mới 100% tại Chi cục Hải quan được thực hiện như đối với các mặt hàng thông thường khác.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu quần áo bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
Mặt hàng quần áo khi nhập khẩu để kinh doanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế Giá trị gia tăng.
3. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục nhập khẩu quần áo
3.1 Khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam thì doanh nghiệp cần tiến hành công bố hợp quy không?
Theo quy định của pháp luật thì khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
3.2 Mã HS của quần áo khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam là bao nhiêu?
Mã HS là thông tin quan trọng doanh nghiệp cần xác định khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam để có thể nắm được quy định về chính sách thuế và các quy định nhập khẩu liên quan của mặt hàng này. Theo đó mã HS của quần áo gồm:
- Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
- Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ không dệt kim hoặc móc
3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục nhập khẩu quần áo không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục nhập khẩu quần áo uy tín, trọn gói cho khách hàng.
3.4 Nội dung dịch vụ tư làm thủ tục nhập khẩu quần áo của công ty Luật ACC như thế nào?
- Xử lý thủ tục hải quan nhanh chóng cho khách hàng
- Rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa
- Hạn chế tối đa những sai sót có thể gặp phải khi thực hiện thủ tục nhập khẩu
- Hỗ trợ tận tình, chi tiết và nhanh chóng khi khách hàng cần
Trên đây là thủ tục nhập khẩu quần áo vào Việt Nam. Nếu quý khác hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận