Chỉ số phái sinh là gì

Ra mắt năm 2017, có tác động tích cực đến sự minh bạch, tính thị trường của TTCK cơ sở, qua đó làm tăng tính thanh khoản, tăng quy mô thị trường, hỗ trợ thị trường phát triển ổn định, bền vững và là kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.Vậy chứng khoán phái sinh là gì và những vấn đề liên quan đến chứng khoán phái sinh, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

Phái Sinh 1 Min

1. Khái niệm chứng khoán phái sinh

1.1. Phái sinh

Phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở khác nhau như tài sản, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá) – bản thân nó không có giá trị nội tại. Công cụ phái sinh có thể được sử dụng với nhiều mục đích bao gồm: phòng vệ, đầu cơ, tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch. Các giao dịch phái sinh thông thường trên thế giới bao gồm: giao dịch các nghiệp vụ nợ thế chấp và hoán đổi rủi ro tín dụng, các giao dịch kỳ hạn,giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch trần sàn (collar), và các sản phẩm cấu trúc.

1.2. Chứng khoán phái sinh là gì

Theo khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng khoán phái sinh như sau:

 Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

1.3. Chỉ số phái sinh là gì

Chỉ số phái sinh có thể hiểu là chỉ số chứng khoán – tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh.

2. Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được triển khai đa dạng dưới 04 dạng cơ bản như sau:

  • Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
  • Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán)
  • Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • Hợp đồng Hoán đổi (HDHĐ): là một thỏa thuận pháp lý trong đó có hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

- Mỗi chứng khoán phái sinh được thành lập trên tối thiểu một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sản đó.

- Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.

- Chứng khoán phái sinh là công cụ gắn liền cùng đòn bẩy tài chính. Do đó, chứng khoán phái sinh mang tính chất chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải là sự đầu tư vào một loại tài sản thực tế.

4. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh

4.1. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:

- Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc là tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;

- Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.

4.2. Nội dung của chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán

a) Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
b) Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
c) Trường hợp chứng khoán phái sinh là hợp đồng quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
(Khoản 2 Điều 14 Luật Chứng khoán 2019)

5. Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.

Trước khi đáo hạn quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vào ngày đó, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt.

Lúc này, khách hàng có thể mua thêm hoặc bán đi các hợp đồng này cho đến ngày giao dịch cuối cùng (tương đương với ngày đáo hạn hợp đồng). Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

Trên đây là bài viết về Chứng khoán phái sinh và những vấn đề liên quan đến chứng khoán phái sinh. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào hãy liên hệ với Luật ACC để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật ACC hân hạnh cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo