Bạn đã nghe qua thuật ngữ chỉ giá chưa? Nếu bạn chưa nghe qua hoặc đang muốn thì hiểu rõ hơn về chỉ số giá ACC mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết Chỉ số giá (Price index) là gì? Công thức tính
1. Khái niệm chỉ số giá
Chỉ số giá (Price index) là số bình quân gia quyền của giá hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.
Cụ thể hơn, chỉ số giá là thước đo sự thay đổi của giá theo thời gian. Chỉ số giá là chỉ số đo lường mức độ biến động tương đối của giá cả kì báo cáo so với kì gốc.
Có 2 loại chỉ số giá là Chỉ số giá Paasche (Paasche Price Index) được nhà thống kê và kinh tế học người Đức Hermann Paasche phát triển năm 1874 và Chỉ số giá Laspeyres (Laspeyres Price Index) được nhà kinh tế học người Đức Étienne Laspeyres phát triển năm 1864.
Chỉ số giá Paasche là chỉ số giá có trọng số là khối lượng hàng hóa của thời kỳ nghiên cứu, chỉ số này được dùng để tính chỉ số giảm phát theo GDP – GDP Deflator (Chỉ số điều chỉnh GDP) và Chỉ số giá sản xuất PPI.
Chỉ số giá Laspeyres là chỉ số giá có trọng số là khối lượng hàng hóa của thời kỳ gốc, chỉ số này được dùng để tính Chỉ số giá tiêu dùng (Hay còn gọi là chỉ số CPI).
2. Cách tính chỉ số giá
Công thức chung để tính chỉ số giá là:
Ip = Σ(p1q)/ Σ(p0q)
Trong đó:
Ip là chỉ số giá.
p1 là giá của hàng hoá và dịch vụ được đưa vào công thức tính chỉ số giá trong thời kì hiện hành.
p0 là giá của hàng hoá dịch vụ trong thời kì gốc
q là lượng hàng hoá và dịch vụ dùng làm quyền số để tính chỉ số giá (có thể là q0, q1 hay q của thời kì nào đó).
Lưu ý:
- Các chỉ số giá khác nhau sử dụng giá (p) và lượng (q) khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Chỉ số giá bán buôn (PPI) sử dụng giá bán buôn và Chỉ số giá bán lẻ (RPI) hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sử dụng giá bán lẻ và quyền số là q0, tức lượng hàng trong giỏ hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua trong thời kì gốc.
+ Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) sử dụng quyền số q0 là lượng của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một nhóm dân cư mua (ví dụ dân cư thành thị, nông thôn).
+ Chỉ số giá nguyên liệu (MPI) sử dụng quyền số q1 là lượng các loại nguyên liệu đầu vào quan trọng.
- Ngoài ra, cần chú ý rằng nếu các chỉ số trên sử dụng quyền số là lượng hàng hoá và dịch vụ của thời kì hiện hành (hay thời kì báo cáo – kí hiệu là q1), thì chỉ số giá tính được gọi là chỉ số giá Paasche; ngược lại, chúng được gọi là số giá Laspeyres, nếu quyền số là lượng hàng hoá và dịch vụ của thời kì gốc (thời kì cơ sở - q0).
3. Ý nghĩa của chỉ số giá
Chỉ số giá cho chúng ta biết sự phát triển của giá cả và vì vậy thường được sử dụng để tính tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh các biến danh nghĩa thành biến thực tế, trừ lãi suất. Trong trường hợp lãi suất, chúng ta lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát để có lãi suất thực tế.
4. Một số chỉ số giá đáng chú ý
Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đại diện.
5. Câu hỏi thường gặp
Chỉ số giá sản xuất
Chỉ số giá xuất khẩu
Chỉ số giá nhập khẩu
Chỉ số điều chỉnh GDP
Nội dung bài viết:
Bình luận