Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2024)

Hiện nay, mọi quy trình của hoạt động đấu thầu nói chung, thủ tục thẩm định kết quả lựa chọn thầu nói riêng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là về chi phí thực hiện những hoạt động đó. Do vậy, chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là một trong những nội dung được pháp luật quy định. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp thông tin về chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu để giúp đỡ khách hàng.

chi-phi-tham-dinh-ket-qua-lua-chon-nha-thau

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2023)

        1.  Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

        2.  Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là thẩm định những gì?

- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

- Các nội dung liên quan khác.

        3.  Ai có quyền tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu?

Theo quy định của pháp luật, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là:

- Đơn vị thẩm định.

- Chủ đầu tư.

        4.  Trình tự thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu?

Bước 1: Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

Bước 4: Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

Bước 5: Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

Bước 6: Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

Bước 7: Phê duyệt: Chủ đầu tư/ Người có thẩm quyền thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

         5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu?

Khoản 5, Điều 9 và Điểm d, Khoản 6, Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Nói tóm lại, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là một thủ tục hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả lựa chọn nhà thầu. Vì lẽ đó, chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là một yếu tố được quy định hết sức cụ thể. Qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng thông tin về chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Mong rằng quý khách hàng cảm thấy thông tin của ACC là hữu ích và đón đọc bài viết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (720 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo