Chi phí sang tên đổi chủ xe oto (Cập nhật 2024)

Việc trao đổi mua bán xe đã qua sử dụng không còn xa lạ đối với thị trường ô tô Việt Nam. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến pháp lý vẫn còn làm cho nhiều người gặp khó khăn. Đặc biệt, trong vấn đề sang tên đổi chủ xe ô tô thì cần những thủ tục và lệ phí ra sao? Cùng ACC tham khảo bài viết “Chi phí sang tên đổi chủ xe oto” dưới đây nhé!

1. Sang tên đổi chủ xe ô tô là gì?

Sang tên đổi chủ xe ô tô là việc chuyển quyền sở hữu xe (do mua bán, tặng, cho, thừa kế) từ bên chuyển quyền sang bên nhận quyền. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sau khi chuyển nhượng.

Sau khi hoàn tất việc chuyển quyền theo đúng quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển nhượng sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận hợp pháp.

Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất việc chuyển quyền theo đúng quy định của pháp luật, bên nhận chuyển nhượng sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận hợp pháp.

2. Chi phí sang tên đổi chủ xe oto

2.1. Lệ phí trước bạ

Theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP:

Mức thu lệ phí trước bạ với xe cũ = 2% x giá tính lệ phí trước bạ

Theo điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC khi mua ô tô cũ giá tính lệ phí trước bạ là giá trị còn lại tính theo thời gian sử dụng của tài sản.

Giá trị còn lại của tài sản = Giá trị tài sản mới x % chất lượng còn lại của tài sản

Trong đó, phần trăm chất lượng còn lại của tài sản được quy định như sau:

STT Thời gian sử dụng Giá trị còn lại của xe so với xe mới
1 Trong 1 năm 90%
2 Từ trên 1 - 3 năm 70%
3 Từ trên 3 - 6 năm 50%
4 Từ trên 6 - 10 năm 30%
5 Trên 10 năm 20%

2.2. Lệ phí đăng ký xe

Lệ phí đăng ký xe được quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC:

STT Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III
I Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số
1 Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này 150.000 - 500.000 150.000 150.000
2 Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống 2.000.000 - 20.000.000 1.000.000 200.000
3 Sơ mi rơ moóc, rơ moóc đăng ký rời 100.000 - 200.000 100.000 100.000

Trong đó, Khu vực I gồm Hà Nội và TPHCM; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội và TP.HCM), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.

2.3. Phí làm giám định hải quan cho xe

Giám định hải quan xe ô tô là việc làm của cơ quan kiểm định xe. Họ sẽ kiểm tra lại hồ sơ gốc nhập khẩu, số khung số máy của chiếc xe đó có chính xác hay không, xe đã thông quan và đóng thuế nhập khẩu hay chưa?

Có hai trường hợp xảy ra như sau:

- Nếu xe là lắp ráp trong nước thì chúng ta không cần đến việc giám định hải quan.

- Nếu là xe nhập khẩu chuyển về thì bắt buộc phải giám định hải quan tại các cơ sở kiểm định. Chi phí cho việc giám định hải quan này là 1 triệu đồng 1 xe.

3. Mức phạt không sang tên đổi chủ xe ô tô

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, chủ phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị áp dụng xử phạt như sau:

Khoản 4 và Khoản 7 Điều 30 quy định mức xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, cụ thể:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên chuyển nhượng xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

Phạt bổ sung: Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; điểm e, điểm g khoản 5; điểm c, điểm d, điểm l, điểm m khoản 7. Điều này buộc phải làm thủ tục đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).

Trên đây là toàn bộ bài viết “Chi phí sang tên đổi chủ xe oto” mà ACC gửi tới quý khách hàng. Theo đó, khi sang tên đổi chủ xe ô tô sẽ phải nộp 03 loại phí sau: lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký xe, phí làm giám định hải quan cho xe (nếu là xe nhập khẩu). Hy vọng rằng với những quy định chi tiết và cách tính trên về chi phí sang tên đổi chủ xe oto, quý khách hàng có thể tự ước tính để chuẩn bị sẵn số tiền cần nộp khi sang tên đổi chủ xe ô tô. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về Chi phí sang tên đổi chủ xe oto, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo