Để biết mở phòng khám răng cần bao nhiêu tiền, chúng ta sẽ lần lượt đi vào các mục chi phí riêng.
1. Tiền lương nhân viên
Để một phòng khám nha khoa nhỏ hoạt động trơn tru, cần có ít nhất một nhân viên vệ sinh nha khoa, một trợ lý nha khoa và một nhân viên tiếp tân. Đối với các phòng khám lớn hơn sẽ cần nhiều hơn một nha sĩ để chăm sóc đúng cách cho tất cả các bệnh nhân. Mức lương trung bình của một bác sĩ nha khoa ở phòng khám tư nhân ở khoảng 10 – 12 triệu tùy vào số năm kinh nghiệm, cũng có thể lên đến 50 – 70 triệu mỗi tháng tùy theo hiệu quả và cường độ công việc.
Tất nhiên, chi phí tiền lương phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong phòng khám nên không có ngân sách cố định. Dù vậy, cũng có thể ước lượng tiền lương của nhân viên là một trong những chi phí lớn ở phòng khám răng hàm mặt, chiếm khoảng 25% trong tổng thu nhập hàng năm của phòng khám.
2. Chi phí mua (hoặc thuê) phòng khám
Mặc dù giá thuê hay mua phòng khám sẽ phù thuộc vào vị trí nhưng bạn cần nhớ phòng khám cần tuân thủ đúng những điều kiện mở phòng khám nha khoa tư nhân về diện tích, cụ thể là phòng khám nha khoa phải có buồng chữa bệnh và khám bệnh với diện tích tối thiểu 10m 2 (điều kiện này không áp dụng với phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại hay qua các phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị y tế) cùng những quy định khác như:
- Trường hợp phòng khám nha khoa có phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cần chuẩn bị thêm phòng lưu bệnh nhân có diện tích tối thiểu 12m 2 .
- Nếu có ba ghế răng trở lên trong phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt thì diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu là 5m 2 .
- Có buồng thủ thuật (như kỹ thuật cấy ghép răng implant) diện tích tối thiểu là 10m 2 .
- Đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ với phòng khám sử dụng thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng.
Chi phí xây dựng và hoàn thiện nội thất cũng cần được xem xét. Điều này bao gồm những thứ như xây dựng thô, hệ thống ống nước thích hợp, điện, tủ và các tùy chọn lưu trữ khác, sưởi ấm, làm mát, thông gió và trang trí nội thất.
3. Chi phí thiết bị và nội thất nha khoa
Chi phí mở phòng khám răng với đầy đủ các thiết bị nha khoa hiện đại là vô cùng tốn kém. Một chiếc ghế nha khoa có giá cao hơn so với mức giá trung bình một chiếc xe đã qua sử dụng, thậm chí bạn có thể đi vòng quanh thế giới thoải mái với chi phí bằng với giá một máy chụp X quang và thuốc tráng phim.
Đối với tất cả các hệ thống và máy móc hình ảnh khác bao gồm máy nén khí và máy bơm để vận hành các công cụ làm sạch, máy khoan nha khoa, máy tính, máy quét laser và các dụng cụ nha khoa khác nhau kèm theo, chi phí có thể tăng lên rất nhiều. Những thiết bị công nghệ hiện đại hơn như máy khoan laser, hệ thống X-quang kỹ thuật số, mão răng đơn CEREC, sàng lọc ung thư miệng VELscope và các thiết bị khác thường được thuê, bởi vì chi phí thực sự của chúng thường rất cao.
4. Phí phòng thí nghiệm nha khoa, bảo hiểm, gia hạn giấy phép và các chi phí khác
Phí phòng thí nghiệm là một chi phí phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà một phòng khám có. Do đó, rất khó để tính toán khoản chi hàng năm. Tuy nhiên, có thể ước lượng khoảng 10% doanh thu hàng năm của phòng khám nha khoa được phân bổ cho phí phòng thí nghiệm.
Các chi phí hành nghề nha khoa khác bao gồm bảo hiểm sơ suất, gia hạn giấy phép hành nghề nha kho, phí hiệp hội nha khoa và bất kỳ chi phí giáo dục thường xuyên nào cho nhân viên đều là chi phí hàng năm.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Ghế nha khoa bao nhiêu tiền?
Để mở một phòng khám nha khoa thì không thể thiếu ghế nha khoa (ghế khám, ghế răng). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế khám răng như ghế cơ, ghế bán điện tử và ghế điện tử. Tùy từng nhu cầu, mẫu mã, giá thành của ghế nha khoa sẽ khác nhau. Một số loại ghế nha khoa cao cấp như Planmeca, Sternweber là lựa chọn tuyệt vời của các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp với mục tiêu đem lại trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng của mình. Thông thường, giá thành ghế nha khoa sẽ dao động từ 30 triệu – hơn 1 tỷ đồng.
5.2 Giá của máy hút nha khoa là bao nhiêu?
Nhìn chung, hệ thống hút trung tâm trong nha khoa được chia làm 2 loại: hệ thống ướt và hệ thống khô. Với hệ thống ướt, chức năng hút và tách sẽ được kết hợp trên cùng một thiết bị giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho chủ phòng khám. Bên cạnh đó, có một số loại máy hút còn tích hợp thêm tính năng tách amalgam. Chính vì vậy, tương ứng với mỗi chức năng, mẫu mã, giá thành máy hút trung tâm cũng sẽ khác nhau, dao động từ chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
5.3 Chi phí cho nhân viên (tiền lương) như nào là ổn?
Để vận hành một phòng khám nha khoa không phải là việc dễ dàng. Thông thường, một phòng khám chuyên nghiệp sẽ có giám đốc phòng khám với nhiệm vụ tổng quản lý và điều hành chỉ đạo phòng khám. Thêm vào đó, một phòng khám với 3 – 5 ghế khám sẽ có lượng nhân sự và quỹ lương như sau: 2 bác sĩ nha khoa:
– Quỹ lương 100 – 150 triệu/ tháng 3 lễ tân
– Quỹ lương 6 – 8 triệu/ tháng 2 nhân viên Hành chính (hỗ trợ đón tiếp bệnh nhân, đánh máy bệnh án)
– Quỹ lương 7 – 10 triệu/ tháng 2 bảo vệ
– Quỹ lương 6 – 8 triệu/ tháng 3 Kế toán (1 kế toán tổng hợp và 01 kế toán viên, 01 thủ quỹ kiêm thủ kho)
– Quỹ lương 8 – 12 triệu/ tháng Nhìn chung, mức lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự thường chiếm tối đa 30% tổng chi phí của phòng khám để đảm bảo phòng khám được vận hành một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận