Hướng dẫn cách tính chi phí kiểm thử phần mềm

Chi phí kiểm thử phần mềm tính như thế nào? chi phí kiểm thử phần mềm bao gồm những chi phí nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về cách xác định chi phí kiểm thử phần mềm bạn nhé.

Kỹ Thuật Phần Mềm Là Gì

chi phí kiểm thử phần mềm

1. Thế nào là kiểm thử phần mềm?

Estimation là một hoạt động quản lý, ước tính thời gian một task sẽ hoàn thành. Estimation effort cho việc test là một trong những nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của Test Management.

2. Tại sao cần estimation?

Estimation sẽ giúp bạn trả lời được 2 câu hỏi:

3. Estimate cái gì?

Tài nguyên: Cần có nguồn lực để thực hiện các task của dự án. Tài nguyên có thể là con người, thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí, hoặc bất kỳ một cái gì có khả năng được định nghĩa bắt buộc để hoàn thành một hoạt động của dự án.

Thời gian: Thời gian là tài nguyên quý giá nhất trong một dự án. Tất cả các dự án đều có deadline để phát hành dự án.

Kỹ năng con người: Kỹ năng con người là kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên đội dự án. Nó sẽ ảnh hưởng đến estimation của bạn. Ví dụ: team có các thành viên có kỹ năng kiểm thử kém thì sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn một team có kỹ năng kiểm thử tốt hơn.

Chi phí: Chi phí là ngân sách của dự án. Nó chính là số tiền cần có để hoàn thành dự án.

4. Xác định chi phí kiểm tra thử phần mềm

Chi phí kiểm thử phần mềm được xác định như sau:
TT Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu
1 Giá trị kiểm thử phần mềm G = E x H G
2 Chi phí chung G x tỷ lệ C
3 Thu nhập chịu thuế tính trước (G+C) x tỷ lệ TL
4 Thuế giá trị gia tăng (G+C+TL) x tỷ lệ GTGT
5 Chi phí kiểm thử phần mềm G + C + TL+GTGT GKT
TỔNG CỘNG GKT
4.1. Giá trị kiểm thử phần mềm (G) được tính theo công thức sau:
G = E x H
Trong đó: E: Giá trị nỗ lực;
H: Mức lương lao động bình quân;

Giá trị nỗ lực thực tế (E) xác định theo công thức sau:
E = AUCP x P
Trong đó:
P: Thời gian lao động để kiểm thử 01 điểm trường hợp sử dụng (use[1]case) sau hiệu chỉnh, được tính tối đa bằng 20 người/giờ/AUCP;
AUCP: Giá trị điểm trường hợp sử dụng sau hiệu chỉnh, được
tính theo công thức:
AUCP = UUCP x TCF x ECF
với:
UUCP: Giá trị điểm trường hợp sử dụng (Use-case) trước
hiệu chỉnh;
TCF: Hệ số phức tạp kỹ thuật-công nghệ;
ECF: Hệ số phức tạp môi trường.

a) Giá trị điểm trường hợp sử dụng trước hiệu chỉnh (UUCP) xác định theo công
thức:
UUCP = AW + UCW
Trong đó:
AW: Giá trị điểm các tác nhân, được nêu cụ thể tại Phụ lục III;
UCW: Giá trị điểm các trường hợp sử dụng, được nêu cụ thể tại
Phụ lục IV.
b) Hệ số phức tạp kỹ thuật - công nghệ (TCF) xác định theo công thức:
TCF = 0,6 + (0,014 x TTF)
Trong đó:
0,6; và 0,014: Trọng số đo chuẩn;
TTF: Hệ số kỹ thuật – công nghệ, được nêu cụ thể tại Phụ lục V.
c) Hệ số phức tạp môi trường (ECF) xác định theo công thức:

ECF = 1,4 + (-0,0362 x TEF)
Trong đó:
1,4; và 0,0362: Trọng số đo chuẩn;
TEF: Hệ số tác động môi trường và nhóm làm việc, được nêu cụ
thể tại Phụ lục VI.
4.1.2. Mức lương lao động bình quân (H) được xác định căn cứ theo mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực trên cơ sở thang bảng lương do các đơn vị có chức năng phát triển, nâng cấp phần mềm đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của địa phương hoặc mức tiền lương được cơ quan nhà nước, địa phương công bố và các các khoản lương phụ, phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) tại thời điểm tính toán theo công thức:
H = gnc x (1+f)
Trong đó:
gnc: Mức đơn giá tiền lương giờ công trực tiếp bình quântương ứng với cấp bậc lương phù hợp với từng khu vực và đặc thù của môi trường lao động. Tuỳ theo tính chất, điều kiện, các yêu cầu cụ thể về năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm mà xác định bậc lương lao động bình quân cho phù hợp;
f: Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định,tính theo công thức sau:
f = f1 + f 2
Trong đó:
f1 : Tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định (kể cả các khoản hỗ trợ lương);
f2 : Lương phụ và một số chi phí có thể trả trực tiếp cho người lao động. Lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản; một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản;
Ngoài ra, mức lương lao động bình quân (H) còn có thể được xác định bằng các phương pháp khác như:
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp kết hợp sử dụng số liệu theo công bố của các cơ quan khác
có chức năng…
4.2. Chi phí chung: bao gồm chi phí liên quan đến tiền lương của của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức kiểm thử phần mềm và các chi phí khác có liên quan. Chi phí chung được tính bằng 65% của giá trị kiểm thử phần mềm;
Đối với các dự án triển khai tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của dự án.
4.3. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính xác định bằng 6% của giá trị kiểm thử phần mềm và chi phí chung.
4.4. Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kiểm thử phần mềm áp dụng theo quy định hiện hành.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về chi phí kiểm thử phần mềm. Nếu có những thắc mắc liên quan đến chi phí kiểm thử phần mềm hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo