Chi Phí Kiểm Định Chất Lượng Công Trình Xây Dựng 2024

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là một quy trình quan trọng và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp thực hiện bàn giao công trình. Vậy chi phí kiểm định chất lượng công trình như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Kiểm định chất lượng công trình là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2011/TT-BXD: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
Chi Phí Kiểm định Chất Lượng Công Trình
Chi phí kiểm định chất lượng công trình

3. Đối tượng thực hiện kiểm định chất lượng công trình

3.1. Kiểm định trong hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng do nhà thầu thực hiện

  • Việc tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng là một công việc quan trọng nhất trong kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu giữa chủ công trình và nhà thầu. Việc KĐCL là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm cung cấp cho Chủ đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà đầu tiên phải là chất lượng.
  • Yêu cầu đối với chương trình kiểm định chất lượng phải được nêu cụ thể trong các tài liệu của hợp đồng. Để có hiệu quả, công việc kiểm định chất lượng phải thường xuyên và chủ động, không gián đoạn và bị động. Chủ công trình cần được đảm bảo rằng chương trình kiểm định chất lượng của nhà thầu là toàn diện và được thực hiện liên tục. Nếu chương trình kiểm định chất lượng của nhà thầu chỉ là đối phó trước chương trình bảo đảm chất lượng để chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì đó là điều không đúng và không được phép.
  • Nhà thầu đã thoả thuận là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ riêng của nhà thầu. Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng không chỉ nhằm kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc mà còn phải gồm chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm.
  • Công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ yếu, các bán thành phẩm, thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ và thiết bị lắp đặt vào công trình, việc nhận xét về sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện công việc tiếp theo là nội dung hoạt động kiểm định chất lượng do nhà thầu thực hiện.

3.2. Kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư thực hiện

  • Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình. Cũng giống như kiểm định chất lượng, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.
  • Điều 87 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi năm 2020 đã quy định: “Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng”.
  • Đối với chủ đầu tư, khi nghiệm thu công trình cũng cần phải kiểm định. Công việc kiểm định này thường dùng phương pháp không phá huỷ và khi cần thiết thì tổ chức lấy mẫu xác xuất để thử nghiệm phá huỷ phục vụ công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng.

4. Chi phí kiểm định chất lượng công trình

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
  • Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
  • Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
  • Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.

5. Các câu hỏi thường gặp

  • Tại sao phải kiểm định chất lượng công trình?
Đối với công trình xây dựng, khi xảy ra sự cố có thể gây thảm hoạ, vì vậy bắt buộc phải kiểm định, đánh giá chất lượng dựa trên hàng loạt các tiêu chí như độ bền vững, an toàn sử dụng, an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn công nghệ chúng ta mới cho phép đưa vào khai thác sử dụng. 
  • Khi nào bắt buộc thực hiện kiểm định chất lượng công trình?
    • Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng.
    • Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.
    • Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng.
    • Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng.
    • Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
  • Công ty kiểm định chất lượng công trình uy tín?
Công ty SCQC; Công ty ICCI; Công ty BCIC; …
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Cách kiểm định chất lượng sản phẩm; Thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về chi phí kiểm định chất lượng công trình, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo