Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn [2023]

Ngoài hoạt động đấu thầu để dành quyền thi công công trình thì còn có hình thức chỉ định thầu. Vậy chỉ định thầu là gì? Có hai hình thức chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn thì áp dụng ra sao? Tất cả sẽ được ACC giải đáp trong bài viết sau: “Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn” (Cập nhật 2023).

Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn
Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn

1. Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là một danh từ trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ tiếng Anh “Direct Appointment of Contractor”. Theo định nghĩa trong giáo trình Đấu thầu của Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân thì chúng ta có thể định nghĩa chỉ định thầu như sau:

“Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên việc bên mời thầu xác định cụ thể một nhà thầu để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, hoàn toàn không có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu”.

2. Hạn mức giá gói thầu được áp dụng chỉ định thầu

Điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định một trong những trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Theo hướng dẫn tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

3. Quy trình chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn như thế nào?

  1. Quy trình chỉ định thầu thông thường

Căn cứ Điều 55, Điều 56 Nghị định 63/2014, chỉ định thầu được thực hiện theo 01 trong 02 quy trình gồm chỉ định thầu thông thường hoặc chỉ định thầu rút gọn, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

- Lập hồ sơ yêu cầu:

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định;

+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu; + Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;

+ Có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

+ Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Bước 4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định

Bước 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

Đối với các gói thầu:

- Cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;

- Cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;

- Mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.

Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu (theo quy định nêu tại mục đầu)

- Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

- Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

- Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

- Ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên việc bên mời thầu xác định cụ thể một nhà thầu để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, hoàn toàn không có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn” (Cập nhật 2021) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Qua đó chúng tôi trình bày về trình tự thực hiện chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn để quý khách hàng hiểu rõ hơn quy định của pháp  luật về hai hình thức chỉ định thầu này. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

✅ Chỉ định thầu: Thông thường và rút gọn
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (914 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo