Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không? (Cập nhật 2024)

Chỉ dẫn địa lý là một trong những nội dung được pháp luật bảo hộ, thế nhưng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không? Thì nhiều người chưa nắm rõ. Hãy để ACC giải đáp qua bài viết dưới đây!

chi-dan-dia-ly-duoc-bao-ho-vo-thoi-han

         Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không? (Cập nhật 2023)

          1. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Trước khi tìm hiểu về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không, ta cần biết chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ "Made in Japan" (điện tử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm); "Bát Tràng" (gốm, sứ)...

Một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá". Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy được gọi là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá".

       2. Ai có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý?

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hóa do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.

         3. Điều kiện để hàng hóa được bảo hộ nguồn gốc địa lý?

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

- Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

         4. Đối tượng không được bảo hộ nguồn gốc địa lý?

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

          5. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không?

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp. Theo quy định này thì chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ như sau:

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Theo quy định chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp

6.2. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý?

Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

+ Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.

+ Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.

Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).

6.3. Có được chuyển giao quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không ?

Tại khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp quy định rõ “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt; và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

6.4. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

+ Tờ khai (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Trên đây là toàn bộ quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý và đặc biệt là trả lời câu hỏi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không? (Cập nhật 2022) Nếu cần hỗ trợ gì hãy liên hệ với ACC quý vị nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo