Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? (cập nhật 2022)

Khái niệm tỷ giá hối đoái được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây bởi nhu cầu trao đổi tiền tệ cũng như giao thương giữa các nước ngày càng lớn. Việc trao đổi tiền tệ giữa các nước sẽ có những chênh lệch nhất định, sự chênh lệch đó gọi là chênh lệch tỷ giá hối đoái, tuy nhiên vẫn còn những sự nhập nhằng khi tìm hiểu về khái niệm này. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? (cập nhật 2022).

Tỷ Giá Hối đoái

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? (cập nhật 2022)

1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Hiểu một cách đơn giản, tỷ giá hối đoái chính là giá trị đồng tiền của một nước được thể hiện bằng đồng tiền của một nước khác. Chẳng hạn như tỷ giá hối đoái của USD vào ngày 26/11/2021 là 22.672 VND. Điều đó có nghĩa 1 USD có thể đổi được 22.672 VND. 

Có một điều bạn cần lưu ý rằng khi đến các quầy giao dịch tại ngân hàng, bạn sẽ luôn thấy có 2 loại tỷ giá hối đoái. Đó là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua luôn cao hơn tỷ giá bán một lượng nhất định. Điều này có nghĩa rằng ngân hàng luôn thu mua ngoại tệ với giá rẻ hơn mà ngân hàng bán ra. Khoản chênh lệch này chính là tiền lãi mà ngân hàng kiếm được từ dịch vụ của mình.

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái USD vào ngày 26/11/2021 có tỷ giá mua là 22.500 VND và tỷ giá bán là 22.700 VND. Như vậy, khi bán 1 USD cho ngân hàng thì bạn sẽ nhận được 22.500 VND (theo tỷ giá mua). Ngược lại, nếu mua 1 USD từ ngân hàng thì bạn phải bỏ ra số tiền là 22.700 VND (theo tỷ giá bán). Lúc này, khoảng chênh lệch 200 đồng chính là tiền lãi mà ngân hàng kiếm được. 

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một lượng tiền tệ khác sang đơn vị kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau (Điều 69 thông tư 200/2014/TT-BTC).

● Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ ở DOANH NGHIỆP bao gồm:

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động).

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoáithực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của DOANH NGHIỆP vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính gồm:

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoáiI tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động).

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi hợp nhất báo cáo tài chính.

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động ở nước ngoài sang đơn vị tiền tệ kế toán DOANH NGHIỆP Việt Nam.

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi báo cáo tài chính của các cơ sở ở nước ngoài sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

3. Nguyên tắc chênh lệch tỷ giá hối đoái 

Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

a) Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả.

b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được tập hợp, phản ánh trên TK 413 và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động theo nguyên tắc:

- Khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 - chi phí trả trước;

- Khoản lãi tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào doanh thu hoạt động tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;

- Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Riêng số phân bổ khoản lỗ tỷ giá tối thiểu trong từng kỳ phải đảm bảo không nhỏ hơn mức lợi nhuận trước thuế trước khi phân bổ khoản lỗ tỷ giá (sau khi phân bổ lỗ tỷ giá, lợi nhuận trước thuế của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng không).

c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

d) Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?

Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là: Exchange Rate. 

Các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay?

Hiện nay có 3 chế độ tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ giá thả nổi.

+ Tỷ giá cố định.

+ Tỷ giá thả nổi có điều tiết. 

Tỷ giá thả nổi là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì tỷ giá thả nổi phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật cung cầu. Nhà nước sẽ không can thiệp vào sự thay đổi của tỷ giá với bất kỳ hình thức nào. 

Ví dụ, Mỹ quyết định mua 1000 tấn cá của Việt Nam. Vì vậy, Mỹ phải đổi một số lượng lớn USD thành VND để trả tiền cho ngư dân Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu VND trên thị trường. Từ đó thúc đẩy VND tăng giá và trở nên mạnh hơn. Lưu ý rằng trong trường hợp này, nhà nước Việt Nam sẽ không có bất kỳ động thái nào để can thiệp đến sự thay đổi của tỷ giá. 

Tỷ giá cố định là gì?

Với chế độ này thì giá trị của một đồng tiền sẽ được gắn cố định với giá trị của một đồng tiền khác. Thông thường, điều này sẽ cần sự can thiệp của Chính phủ. 

Trở lại ví dụ bên trên thì khi VND mạnh hơn sẽ góp phần làm cho USD bị mất giá. Giả sử, lúc này 1 USD chỉ có thể đổi được 20.000 VND thay vì 23.000 VND như trước. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam lại muốn tỷ giá này cố định ở mức 1 USD = 23.000 VND. Vậy nên, chính phủ sẽ thực hiện một số hành động để cân bằng lại tỷ giá giữa USD và VND. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo