Thủ tục giải quyết chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (Cập nhật 2023)

Chế độ tai nạn lao động là 1 trong những chế độ an sinh xã hội dành cho người lao động nếu chẳng may gặp tai nạn lao động. Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động phải có hồ sơ để gửi tới các cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục giải quyết chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp” theo quy định của pháp luật hiện hành

THIẾU HÌNH

1. Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động

  • Tai nạn làm việc và trong giờ làm việc
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
  • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc

Bệnh nghề nghiệp

  • Bị mắc bênh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTB XH ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề độc hại

Mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động hoặc bệnh

  • Giám định mức suy giảm sau khi thương tật đã được điều trị ổn định
  • Vừa bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

2. Mức hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

Trợ cấp 1 lần

(tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

  • Tính theo tỷ lệ thương tật:
    • Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
    • Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
  • Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Trợ cấp hàng tháng

(tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH)

  • Tính theo tỷ lệ thương tật:
    • Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
    • Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2%  tháng lương tối thiểu chung.
  •  Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Trợ cấp phục vụ

Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.

Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

  • 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
  • 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

3. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, gồm

  • Sổ BHXH;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động.
  • Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  • Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
  • Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.

Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp

  • Sổ BHXH;
  • Giấy đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của NSDLĐ (Mẫu số 05A-HSB);
  • Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao);
  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề nghiệp;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.

4. Thủ tục giải quyết chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp lần đầu

  • Bước 1: NLĐ nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị SDLĐ.
  • Bước 2: Đơn vị SDLĐ nhận hồ sơ từ NLĐ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ hoặc nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; đối với NLĐ đã nghỉ hưu thì gửi hồ sơ cho BHXH tỉnh nơi chi trả lương hưu.
    • Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Bước 3: Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ của NLĐ, đơn vị SDLĐ để xét duyệt trợ cấp và thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ.

5. Thời gian giải quyết

  • Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ – BNN trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ.
  • Thời gian BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu không giải quyết phải nêu rõ lý do.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo