Pháp lý là một trong những thuật ngữ thường gặp trong đời sống pháp luật nói chung và đời sống xã hội nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này và các thuật ngữ liên quan, chính vì vậy còn gây nhầm lẫn với những khái niệm khác.Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn về Chế độ pháp lý là gì? Khái niệm, định nghĩa chế độ pháp lý . Mời các bạn đọc bài viêt sau đây để biết thêm thông tin nhé.
[caption id="attachment_720484" align="aligncenter" width="820"] Chế độ pháp lý là gì? Khái niệm, định nghĩa chế độ pháp lý [/caption]
1. Pháp lý là gì?
Từ trước đến nay, không chỉ người dân mà ngay cả những cá nhân, tổ chức đang làm công tác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chính xác và thống nhất thuật ngữ “pháp lý”, thậm chí có người còn đồng nhất khái niệm này với khái niệm “pháp luật”. Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống.
2. Đặc điểm của pháp lý
3.Chế độ pháp lý là gì?
Khái niệm "chế độ pháp luật" được sử dụng một cách tích cực hơn trong sách báo khoa học, được khẳng định ngày càng vững chắc hơn với tư cách là một trong những phạm trù quan trọng nhất của luật học. Nhà làm luật thường xuyên sử dụng các cụm từ, ví dụ như: "chế độ thuế quan", "chế độ hoạt động kinh doanh", "chế độ trại giam", "chế độ ưu đãi", "chế độ tiền tệ", "chế độ đặc biệt", "chế độ bảo vệ đặc biệt", "chế độ tối huệ quốc",...
Vậy, chế độ pháp luật là gì?
Trong sách báo pháp lý nước ngoài, chế độ pháp luật được định nghĩa: cả như một chế độ xã hội của một khách thể nào đó được ghi nhận bởi các quy phạm pháp luật và được bảo đảm bởi tổng thể các phương tiện pháp lý; cả như một trật tự điều chỉnh nhất định được thê’ hiện ở tổng thể các phương tiện pháp luật đặc trưng cho sự kết hợp đặc biệt lẫn nhau của những điều cho phép, của những điều cấm, cũng như của sự bắt buộc tích cực và tạo ra định hướng đặc biệt của sự điều chỉnh; cả như kết quả của sự tác động quy phạm đến các quan hệ xã hội của hệ thống các phương tiện pháp lý đặc trung cho một ngành pháp luật cụ thể và bảo đảm cho sự hoạt động bình thường của tổng thể các quan hệ xã hội đó.
Ở phương diện khái quát nhất có thể đồng ý với các định nghĩa nêu trên về chế độ pháp luật, bởi vì, các điều kiện cơ bản nhất của chế độ pháp luật được phản ánh trong các định nghĩa đó.
Đồng thời, các định nghĩa nêu trên có một số nhầm lẫn cần được làm rõ.
- Trong ngữ cảnh thứ nhất, chế độ pháp luật được định nghĩa thông qua khái niệm chế độ xã hội - khái niệm, đến lượt mình, cũng không có sự rõ ràng và cần phải làm rõ và giải thích.
- Định nghĩa thứ hai cũng dư thừa nhiều từ, các thuật ngữ cụ thể được lặp lại nhiều lần ("điều chỉnh"). Đồng thời, chế độ pháp luật theo các định nghĩa đó không chỉ ra tính định hướng của sự điều chỉnh pháp luật (dấu hiệu hình thức), mức độ thuận lợi hoặc không thuận lợi của nó đối với các lợi ích của các chủ thể khác nhau của pháp luật (tiêu chuẩn vật chất).
Cần phải lưu ý rằng, từng chế độ pháp luật là tất cả những gì chính của "chế độ" và khái niệm về nó chứa đựng trong mình những sắc thái ý nghĩa cơ bản của từ đó, trong đó có sắc thái thể hiện ở chỗ rằng, chế độ pháp luật thể hiện mức độ khắt khe, nghiêm ngặt của sự điều chỉnh pháp luật, sự hiện có các hạn chế và ưu đãi rõ ràng, mức độ cho phép trong hoạt động của các chủ thổ, các giói hạn về tính độc lập pháp luật của các chủ thể. Chính vì vậy, khi xem xét các vâh đề pháp luật chúng ta thường nói, ví dụ, về chế độ pháp luật "nghiêm ngặt", "tru đãi".
- Ở định nghĩa thứ ba, việc nhận thức về chế độ pháp luật chỉ như là kết quả của sự tác động quy phạm pháp luật là quá hẹp và không cần thiết. Chế độ pháp luật - đó không chỉ là kết quả, mà còn là hệ thống các điều kiện và các biện pháp thực hiện sự điều chỉnh pháp luật, "quy chế" hoạt động nhất định của pháp luật cần thiết cho việc đạt được một cách tối tru các mục tiêu tương ứng, trong đó có các mục tiêu của chính sách pháp luật. Chế độ pháp luật có nhiệm vụ bảo đảm cho việc đem đến hiệu quả của một trạng thái xã hội mong đợi, bởi vì, chế độ pháp luật chỉ ra con đường đến vói kết quả như vậy, cách thức đạt được kết quả đó. Chế độ pháp luật, trước hết, đó là đặc điểm chức năng của pháp luật.
=> Từ việc phân tích ở trên, có thể định nghĩa chế độ pháp luật là trật tự điêu chỉnh pháp luật đặc biệt thể hiện sự kết hợp nhất định các phương tiện pháp lý để tạo ra trạng thái xã hội mong muốn và mức độ thuận lợi hoặc không thuận lợi cụ thể đối với việc làm thỏa mãn các lợi ích của các chủ thể của pháp luật.
Ví dụ, có thể nêu ra các chế độ pháp luật có sự khác nhau về nội dung và các hình thức biểu hiện như sau: chế độ ổn định tài chính, chế độ thuế quan bảo hộ, chế độ xuất nhập cảnh, chế độ các vùng và lãnh thổ tự do cụ thể, chế độ bảo vệ và vận chuyển vũ khí hạt nhân và hóa học, chế độ hoãn nợ, chế độ cấm vận,...
Nội dung bài viết:
Bình luận