Chế độ kế toán là tổng hợp các quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể. Hiện nay pháp luật đã quy định rất rõ ràng về các chế độ kế toán, mỗi loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, quy mô khác nhau sẽ có chế độ kế toán khác nhau. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về chế độ kế toán là gì? (cập nhật 2022).
Chế độ kế toán là gì? (cập nhật 2022)
1. Chế độ kế toán là gì?
Chế độ kế toán là tổng hợp các quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lí nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lí nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
Với tư cách là công cụ phục vụ hoạt động nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán gồm hai loại quy định: các quy định có tính bắt buộc phải thực hiện và các quy định có tính hướng dẫn. Theo quy định của Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17.6.2003, cơ quan quản lí nhà nước về kế toán gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về kế toán ở địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chế độ kế toán là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kế toán, bộ máy kế toán và quyền, nghĩa vụ của người hành nghề kế toán.
Các văn bản chứa các quy phạm pháp luật về kế toán gồm Luật kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực dưới luật (nghị định của Chính phủ, quyết định của Bộ Tài chính...).
Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống pháp luật, chế độ kế toán được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt Nam; chỉ nhánh, văn phòng đại diện của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hộ kinn doanh cá thể, cá nhân làm kế toán và người khác có liên quan đến kế toán.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau đó là: Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.
Hiện nay, có 5 chế độ kế toán được áp dụng tùy theo doanh nghiệp, ngành nghề:
- Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC.
- Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC.
2. Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng những chế độ kế toán DN khác nhau.
Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ:
Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.
a) Thông tin chung
Ngày ban hành: 28/12/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
b) Đối tượng áp dụng
– Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp được hướng dẫn theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a) Thông tin chung
– Ban hành ngày 26/08/2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017
– Thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Đối tượng áp dụng
– Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
a) Thông tin chung
– Ban hành ngày 22/12/2014, có hiệu lực từ 05/02/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.
– Thông tư 200 thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT_BTC
b) Đối tượng áp dụng
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp:
Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc, danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán, danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán, danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại điều 2 thông tư này.
a) Thông tin chung
– Ngày ban hành: 10/10/2017
– Ngày hiệu lực: 24/11/2017
b) Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành, tổ chức đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Các câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán thì có bị xử lý không?
Theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP: Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán trong trường hợp Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bố trí người không đủ tiêu chuẩn làm kế toán bị xử lý thế nào?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người làm kế toán không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Thuê người không đủ điều kiện làm kế toán trưởng bị xử lý thế nào?
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm kế toán trưởng theo quy định.
Khai man chứng từ kế toàn bị xử lý thế nào?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành giả mạo, khai man chứng từ kế toán.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Chế độ kế toán là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận