Chất thải nguy hại là gì ? [Cập nhập 2022]

Thế giới thải ra khoảng 13 tấn chất thải nguy hại mỗi giây. Loại chất thải hiện đại do con người tạo ra này phải được xử lý, lưu trữ và xử lý hiệu quả để bảo tồn hành tinh Trái đất cho các thế hệ tương lai. Con người không ngừng tạo ra những chất thải độc hại như vậy. Ngày nay, vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng không chỉ đến toàn bộ hành tinh mà còn ảnh hưởng đến từng cộng đồng. Vũ trụ rác thải nguy hiểm này rất khổng lồ và rất đa dạng. Vậy chất thải nguy hại là gì? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây cùng Luật ACC.

Artboard 1 Removebg Preview

Chất thải nguy hại là gì ? [Cập nhập 2022]

1. Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

(Căn cứ khoản 18, 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

2. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Theo khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm:

- Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường.

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

- Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

3. Những yêu cầu về việc lưu giữ chất thải nguy hại 

Khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại.

- Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

- Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường.

- Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

4. Quy định về vận chuyển chất thải nguy hại

* Cách thức vận chuyển chất thải nguy hại:

- Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải.

- Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(Căn cứ khoản 3 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

* Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại:

- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.

(Căn cứ khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

5. Phân loại rác thải nguy hại

Theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được thể hiện bằng mã số, được gọi là mã chất thải nguy hại (mã chất thải nguy hại). Do đó, căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thì chất thải nguy hại bao gồm những loại sau:

– Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.

– Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

– Chất thải từ các quá trình luyện kim.

– Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.

– Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

– Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.

– Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.

– Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

– Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)

– Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

– Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)

– Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

– Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

– Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

– Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.

– Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

6. Cách xử lý chất thải nguy hại 

Theo khoản 1 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.

- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.

- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng.

- Có giấy phép môi trường.

- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp.

- Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp.

- Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động.

- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.

(Căn cứ khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Như vậy, bài viết trên đây Luật ACC đã chia sẻ đến bạn một số kiến thức căn bản về Chất thải nguy hại nhằm giúp quý khách hàng nắm bắt và hiểu rõ về vấn đề được đề cập bên trên. Việc xử lý chất thải nguy hại là một việc rất quan trọng trong thời buổi hiện nay. Trong quá trình tham khảo, nếu có thắc mắc hay thông tin cần được giải đáp; đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua website accgroup.vn hoặc hotline 1900.3330.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo