Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp hết sức phổ biến. Khi thực hiện hoạt động của công ty cổ phần, chủ thể thường có thể phát sinh nhu cầu chào bán cổ phần riêng lẻ. Vậy, chào bán cổ phần riêng lẻ là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về chào bán cổ phần riêng lẻ là gì.
Chào bán cổ phần riêng lẻ là gì?
1. Chào bán cổ phần riêng lẻ là gì?
Thắc mắc chào bán cổ phần riêng lẻ là gì được giải đáp như sau:
Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021 chỉ quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
Khái niệm công ty đai chúng được quy định theo Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.
Như vậy, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là công ty không thuộc hai trường hợp trên.
2. Các điểm mới về quy định chào bán cổ phần riêng lẻ của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Sau khi biết được khái niệm chào bán cổ phần riêng lẻ là gì, chủ thể cần lưu ý những điểm mới về quy định này trong Luật Doanh nghiệp 2020 để thực hiện cho đúng.
- Quy định về thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phần riêng lẻ
Liên quan đến thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ với cơ quan đăng ký kinh doanh, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với cơ quan đăng ký kinh doanh và chỉ có quyền bán cổ phần sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này, Doanh nghiệp chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phần riêng lẻ.
- Quy định về quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông hiện hữu
Về quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông hiện hữu, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì việc thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu không được thể hiện rõ, mà được hiểu rằng, cổ đông hiện hữu có thể được xem là đã từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi nghị quyết của đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc phát hành thêm cổ phần được thông qua.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2020, vấn đề này đã được làm rõ theo hướng: sau khi công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, thì cổ đông của công ty phải thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần; trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết, thì số cổ phần còn lại mới được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
- Quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán riêng lẻ
Về việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định rõ thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán riêng lẻ phải làm thủ tục về mua cổ phần theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã xác định cụ thể các bước mà nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp khi áp dụng pháp luật.
- Lưu ý về việc góp vốn liên quan đến thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ
Cần lưu ý, theo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chuyển nhượng, mua bán phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Như vậy, khi chào bán cổ phần cho các doanh nghiệp thì cần yêu cầu thanh toán không bằng tiền mặt (có thể bằng chuyển khoản). Đối với cá nhân, tuy pháp luật không cấm nhưng nên yêu cầu họ thanh toán bằng chuyển khoản để tránh rủi ro xảy ra.
3. Điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ.
Việc biết được điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ sau khi nắm khái niệm chào bán cổ phần riêng lẻ là gì là điều rất cần thiết.
Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc chào bán cổ phần riêng lẻ được thực hiện khi công ty cổ phần đáp ứng được các điều kiện sau:
Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để chào bán. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT về hướng dẫn cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì nội dung này được quy định như sau: “Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang/Cổng thông tin điện tử.”
Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
4. Thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ.
Khi nắm được khái niệm chào bán cổ phần riêng lẻ là gì, chủ thể sẽ dễ dàng tìm hiểu thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ hơn.
Việc chào bán cổ phần riêng lẻ trong công ty cổ phần được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua nghị quyết về chào bán cổ phần riêng lẻ;
Bước 2: Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ; Việc chào bán được tổ chức và thực hiện theo phương án đã đăng ký.
Hồ sơ thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ gồm:
- Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ ( theo mẫu). Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp ( ghi bằng chữ in hoa), địa chỉ trụ sở chính ( số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường, phố/ xóm/ ấp/ thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã thành phố, tỉnh, số điện thoại, fax, email, website), mã số doanh nghiệp/ mã số thuế/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Tổng số cổ phần dự định chào bán; các loại cổ phần chào bán và số lượng cổ phần chào bán mỗi loại;
- Thời điểm, hình thức chào bán cổ phần;( từ ngày, tháng, năm nào)
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
- Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua tiêu chí và danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền;
- Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);
- Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định của Hội đồng quản trị theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo thay đổi (điều chỉnh) phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ phải được báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phần riêng lẻ của tổ chức đăng ký.
Bước 6: Trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Các câu hỏi thường gặp.
5.1. Lợi ích của doanh nghiệp khi thủ tục tục chào bán cổ phần riêng lẻ là gì?
Việc phát hành cổ phần riêng lẻ sẽ có hai lợi ích cơ bản:
Giúp dòng tiền đầu tư của nhà đầu tư sẽ được chảy vào công ty mà không phải là các cổ đông của công ty như hình thức chuyển nhượng vốn;
Nhà đầu tư/cổ đông cũng không phải chịu thuế khi thực hiện giao dịch thông qua thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ.
5.2.Những lưu ý khi chào bán cổ phần riêng lẻ là gì?
Khi chào bán cổ phần riêng lẻ, cần lưu ý:
- Không được quảng cáo việc chào bán trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Việc chào bán được tổ chức và thực hiện theo phương án đã đăng ký.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định của Hội đồng quản trị theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo thay đổi (điều chỉnh) phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ phải được báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Các vấn đề có liên quan về chào bán cổ phần riêng lẻ là gì và các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin chào bán cổ phần riêng lẻ là gì sẽ giúp chủ thể xác định vấn đề đơn giản hơn để từ đó thực hiện thủ tục pháp lý có liên quan một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến chào bán cổ phần riêng lẻ là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận