Chấm dứt hợp đồng dân sự cập nhật năm 2023

Quy định về giao kết hay thực hiện hợp đồng, vấn đề về chấm dứt hợp đồng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng dân sự như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-4
Chấm dứt hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự, là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lý này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Do đó, có thể nói rằng sau khi hợp đồng được thiết lập, sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thể hiện rõ nét, theo đó bên nào vi phạm cam kết, thỏa thuận phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi vi phạm của mình.

Chấm dứt hợp đồng dân sự được hiểu là việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đã giao kết, thỏa thuận và thống nhất với nhau.

Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

(i) Hợp đồng đã được hoàn thành;

(ii) Theo thỏa thuận của các bên;

(iii) Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

(iv) Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

(v) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

2. Các trường hợp hợp đồng dân sự sẽ bị chấm dứt 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự sẽ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng đã được hoàn thành

Hợp đồng đã được hoàn thành là trường hợp các bên đã thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận. Giả sử: đối với hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thỏa thuận thuê nhà trong thời hạn 2 năm, với giá thuê là 3 triệu/tháng, thanh toán hàng tháng… hết 2 năm, bên thuê đã thanh toán đủ tiền thuê, các bên không có tranh chấp, không gia hạn thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt do các bên đã hoàn thành xong quyền, nghĩa vụ.

b) Theo thỏa thuận của các bên

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này là do ý chí của các bên trong hợp đồng, thỏa thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện chí của hai bên.

Giả sử cũng với hợp đồng thuê nhà như trên, nhưng khi thuê được hết một năm, vì một số lý do mà hai bên không muốn tiếp tục cho thuê- thuê nữa; hai bên làm văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm thỏa thuận chứ không phải hết 2 năm mới chấm dứt.

c)Chủ thể giao kết hợp đồng chết, chấm dứt hoạt động mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân, tổ chức đó thực hiện

Trường hợp này, nếu như hợp đồng phải do chính cá nhân hoặc chính pháp nhân được xác định trong hợp đồng thực hiện mà không có ai thay thế hoặc thừa kế tiếp tục thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đó sẽ chấm dứt.

Nếu như hợp đồng có nhiều người cùng thực hiện hoặc nhiều pháp nhân phải thực hiện thì việc một cá nhân chết/ một pháp nhân chấm dứt hoạt động thì hợp đồng vẫn có giá trị với những chủ thể còn lại.

d) Hợp đồng bị hủy bỏ

Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng:

Một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện, bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hủy bỏ hợp đồng khi tài sản bị mất mát, hư hỏng; khi một bên làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thẻ hoàn trả, đền bù, không sửa chữa, thay thế bằng tài sản khác thì bên kia có quyền hủy hợp đồng và bên vi phạm phải bồi thường tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, hư hỏng.

Hậu quả của hủy hợp đồng:

Bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy hợp đồng, trường hợp không thông báo, gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hợp đồng bị hủy bỏ sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng mà chỉ còn phải thực hiện nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp.

Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia được bồi thường.

e) Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện

Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường.

Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt, nếu không thông báo gây thiệt hại thì phải bồi thường

Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Bên bị vi phạm được bồi thường nếu có thiệt hại.

Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trừ các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có căn cứ bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì bên đơn phương chấm dứt là bên vi phạm bà phải bồi thường nếu có thiệt hại..

f) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn

Đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng vẫn còn và đảm bảo việc thực hiện được. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà đối tượng không còn nữa. Ví dụ: ông A chuyển nhượng cho ông B

Lưu ý: trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng đã có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng bị vô hiệu.

g) Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Sự thay đổi của hoàn cảnh có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau: hoàn cảnh thay đổi là nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng mà các bên không thể lường trước được và hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức, nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc có giao kết nhưng với nội dung khác, khi thực hiện hợp đồng mà thay đổi nội dung hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng co một bên; khi xảy ra sự thay đổi hoàn cảnh, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm rủi ro.

Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi hoàn cảnh cơ bản phải được yêu cầu ra Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng; trước đó các bên cần thỏa thuận sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Hình thức của hợp đồng dân sự 

Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng và độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều 199 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định hình thức của giao dịch dân sự cũng là hình thức của hợp đồng, gồm:

Hình thức miệng (bằng lời nói)

Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp dòng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.

a. Hình thức viết ( bằng văn bản)

Trong văn bản, các bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.

b. Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký

Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 

Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:

– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng

– Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng

– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

– Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản theo quy định về Tặng cho động sản tại điều 458 BLDS.

5. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực sau khi ký kết

Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của chủ thể hợp đồng là pháp nhân khá khó nhưng một số trường hợp dễ nhận biết 

Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Quy định này là điều khoản thường được các bên áp dụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong việc giải quyết tranh chấp trong đó bao gồm cả tuyên bố vô hiệu hợp đồng đã được công chứng.

Thứ tư, hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật

6.Căn cứ pháp luật điều chỉnh từng loại hợp đồng thông dụng

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Luật đầu tư 2020; Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005 (Áp dụng khi các bên thỏa thuận hoặc có nhà đầu tư nước ngoài); Luật doanh nghiệp 2020 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến phạm vi kinh doanh dự kiến hợp tác

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005; Luật doanh nghiệp 2020 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến loại hàng hóa mua bán.

  • Hợp đồng gia công hàng hóa: Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005; Luật doanh nghiệp 2020 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến loại hàng hóa gia công.

  • Hợp đồng thuê nhà xưởng: Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật đầu tư 2020, Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005 (nếu các bên thỏa thuận áp dụng); Luật doanh nghiệp 2020 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã), Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014.

  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014, Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp 2020 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã).

  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020(Nếu một trong các bên là nhà đầu tư nước ngoài), Bộ luật dân sự 2015, Luật chứng khoán.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Chấm dứt hợp đồng dân sự mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (608 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo