Cấu trúc thị trường tài chính là gì? Chức năng và vai trò

Cấu trúc thị trường tài chính là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-92

1. Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định.

Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn.

Thị trường tài chính được phân thành nhiều loại, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau:

– Căn cứ theo công cụ tài chính trên thị trường: Thị trường nợ và thị trường chứng khoán.

– Căn cứ theo thời gian luân chuyển vốn: Thị trường tiền tệ (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá một năm) và thị trường vốn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên một năm trở lên)

– Căn cứ theo hình thức phát hành: Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành chứng khoán đầu tiên) và thị trường thứ cấp (thị trường mua đi bán lại các chứng khoán).

2. Thị trường tài chính trong Tiếng anh là gì?

Thị trường tài chính trong Tiếng anh là “Financial Market”.

3. Chức năng, vai trò của thị trường tài chính?

Thị trường tài chính gồm 5 chức năng cơ bản:

– Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người thừa vốn vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập tới những người thiếu vốn vì họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ.

+ Trong thị trường tài chính trực tiếp các chủ thể có vốn tiết kiệm nhàn rỗi trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn bằng cách mua các tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể có nhu cầu vốn phát hành thông qua các thị trường tài chính.

+ Trong thị trường tài chính gián tiếp người cho vay và người đi vay giao dịch gián tiếp thông qua trung gian tài chính thông thường là các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng.

– Thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của các tài sản tài chính.

– Thị trường tài chính là tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Thiếu tính thanh khoản các nhà đầu tư phải năm giữ tài sản tài chính cho đến khi nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu không tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thành khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng.

– Thị trường tài chính giảm bớt chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin: Để các giao dịch có thể được diên ra thì những người mua và người bán phải tìm được nhau. Họ phải mất rát nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chi phí đó là chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này- là nơi để người mua, người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ- nên có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấp nhất những khoản chi phí trên.

– Thị trường tài chính là ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.

Nhìn chung, thị trường tài chính nâng cao năng suất hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống ccuar người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của họ tốt hơn. Thị trường tài chính hoảt động hiệu quả sẽ cải thiện đời sống kinh tế của mỗi người trong xã hội.

Vai trò thị trường tài chính trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua:

Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đế người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư đóng góp khoảng 50%-55% tăng trưởng kinh tế hàng năm. Bởi vậy, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội là một khâu cốt yếu của toàn bộ hệ thống các ngân hàng nước ta.

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chỉ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng. Để có vốn cho vạy, các ngân hàng thương mại đã huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như giải tỏa vốn đọng trong nợ xấu, phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân hàng.

Có thể khẳng định, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đáng chú ý là các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm trên 70% thị phần huy động vốn; thị phần của các ngân hàng thương mại cổ phần tuy còn khiêm tốn, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh các kênh huy động vốn nói trên hệ thống ngân hàng còn là đầu mối đàm phán và ký kết, tổ chức tiếp nhận vốn và cho vay nhiều dự án của WB, ADB về điện lực, giao thông, cải thiện môi trường, xóa đói giảm nghèo

4. Cấu trúc thị trường tài chính?

4.1. Thị trường tiền tệ.

Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính trong đó chỉ mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm)

Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Do vậy, khi thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho các bên cần vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán (cũng chính vì lý do này mà nó được gọi là thị trường tiền tệ).

Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi. Tuy nhiên, vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời nên những nhà đầu tư này quan tâm không nhiều đến mức lãi mà quan tâm tới độ an toàn, tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao nhưng lại thường có mức lợi tức thấp.

Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng.

Các công cụ tài chính lưu thông trên thị trường tiền tệ hay hàng hóa của thị trường tiền tệ bao gồm: tính phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ gửi tiền, kỳ phiếu ngân hàng, khế ước cho vay.

Thị trường tiện tệ có một số đặc trưng:

– Các công cụ thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm nên có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương đối ổn định.

– Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu là hoạt động tín dụng, do đó giá cả được hình thành thể hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng.

Cấu trúc của thị trường tiền tệ bao gồm thị trường tín dụng, thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán ngắn hạn, thị trường ngoại hối.

4.2. Thị trường vốn.

Thị trường vốn là thị trường trao đổi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên một năm trở lên).

Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, chính phủ và các hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ tài chính trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn tính thanh khoản kém hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn.

Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường lao động vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì Chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn băng cách phát hành chứng khoán.

Các công cụ của thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty.

Cấu trúc thị trường vốn bao gồm thị trường tín dụng dài hạn và thì trường chứng khoán.

4.3. Cấu thành của thị trường tài chính

– Người sử dụng cuối cùng: Những doanh nghiệp, tư nhân khi cần đầu tư vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Họ có thể huy động nguồn vốn này trên thị trường tài chính, bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các định chế tài chính trung gian. Họ là những người sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, họ cũng có những nghĩa vụ của người vay nợ đối với người cho vay.

– Các định chế tài chính trung gian:

+ Các tổ chức nhận ký gửi: các tổ chức nhận ký gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hợp tác xã tín dụng. Các tổ chức này có đặc điểm chung là nhận tiền gửi và sau đó đem cho vay trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức cần vốn và một phần khác đem đầu tư vào chứng khoán. Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ 2 nguồn là thu nhập từ tiền lãi cho vạy và đầu tư chứng khoán; thu nhập từ các khoản phí dịch vụ.

+ Các tổ chức không nhận ký gửi: Loại tổ chức này bao gồm các tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư,…

– Nhà đầu tư:  Nhà đầu tư là những người sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư cho các sự án kế hoạch. Trong lĩnh vực tài chính, họ chính là thành phần đầu vào tạo ra nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Họ là những người gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, mua cổ phiếu, trái phiếu. Mong muốn của các nhà đầu tư là số vốn của mình bỏ ra tạo ra được lợi nhuận.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Cấu trúc thị trường tài chính là gì? mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo