Cấu thành tội phạm gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của tội phạm này, thể hiện sự nguy hiểm của tội phạm đó và phân biệt tội phạm đó với các tội phạm khác cũng như phân biệt với các trường hợp chưa phải tội phạm. Vậy Cấu thành tội phạm hình thức là gì? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Cấu thành tội phạm hình thức là gì?
1. Cấu thành tội phạm là gì?
Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có giải thích đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là tội phạm.
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.
2. Cấu thành tội phạm hình thức là gì?
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…..Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) [2]. Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 - 84, 86-91, 133, 134... Bộ luật hình sự.
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Ví dụ: cấu thành tội phạm cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 được thể hiện ở hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Trong luật hình sự có trường hợp một người mới chỉ có hành vi “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức” nhằm lật đổ chính quyền đã bị coi là tội phạm. Khoa học luật hình sự gọi cấu thành tội phạm của tội phạm đó là cấu thành tội phạm “cắt xén”. Thực chất, hành vi “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức” trong tội phạm này là một dạng biểu hiện của hành vi khách quan của tội phạm, nghĩa là một dạng của cấu thành tội phạm hình thức.
3. Các câu hỏi liên quan thường gặp
3.1 Phân biệt cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất?
Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức ở chỗ dấu hiệu hậu quả thiệt hại được hay không được mô tả trong cấu thành tội phạm. Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào quy định của luật, tránh sai lầm cho rằng nếu có hậu quả thiệt hại xảy ra thì tội phạm đang xem xét có cấu thành tội phạm vật chất hay ngược lại, nếu hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả thiệt hại thì tội có cấu thành tội phạm hình thức. Việc xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm cụ thể là cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung sau:
- Nếu riêng hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hặu quả của tội phạm là hậu quả khó xác định thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là cấu thành tội phạm hình thức.
- Nếu riêng hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả hậu quả của tội phạm thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là C cấu thành tội phạm vật chất.
3.2 Đặc điểm của cấu thành tội phạm
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Cấu thành tội phạm hình thức là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Cấu thành tội phạm hình thức là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận